viết bài văn nghị luận về vấn đề trong đời sống ( thể hiện ý kiến tán thành ) không chép mạng :(( giúp mình với ạ . mai mìn

viết bài văn nghị luận về vấn đề trong đời sống ( thể hiện ý kiến tán thành )
không chép mạng :((
giúp mình với ạ . mai mình thi rồi :((

1 bình luận về “viết bài văn nghị luận về vấn đề trong đời sống ( thể hiện ý kiến tán thành ) không chép mạng :(( giúp mình với ạ . mai mìn”

  1. Văn của mình nhé
      Có ai đó đã từng nói “Con người có hai trái tim, một trái tim sinh học và trái tim còn lại là tinh thần lạc quan”. Quả vậy, chỉ khoẻ mạnh thôi là chưa đủ, mà chính chúng ta cũng đang sống trong thế giới của tinh thần, người có tinh thần tốt luôn là người có ý chí mạnh mẽ để bước tiếp. Vậy, tại sao tinh thần lạc quan lại quan trọng đến vậy trong cuộc sống? Trước hết, ta cần phải hiểu tinh thần lạc quan là gì. Tinh thần lạc quan là sự luôn hướng tới những điều tích cực, tốt đẹp trong cuộc sống, trong những gian nan, thử thách, trước những vấp ngã, tinh thần lạc quan là tự tin, là sự tích cực trong cuộc sống. Tinh thần lạc quan tưởng chừng như xa lạ mà lại rất gần gũi với chúng ta, đó là sự đứng dậy sau mỗi lần thất bại. Đó là sự tích cực mặc dù gặp những khó khăn, thách thức, đó là sự tự tin, tích cực, bỏ qua những lời lẽ tiêu cực từ người khác. Vậy, tại sao tinh thần lạc quan lại quan trọng đến vậy? Không dễ để nhận thấy, nếu chúng ta đã có một hệ miễn dịch sinh học thì tinh thần lạc quan cũng vậy nếu cá nhân bạn có tinh thần lạc quan, nó là một liều thuốc kháng sinh, bảo vệ ta khỏi những “vi khuẩn” tiêu cực từ môi trường bên ngoài, giúp tâm trí ta luôn khoẻ mạnh, nó sẽ giúp bạn nhận được sự ngưỡng mộ, quý mến từ những người xung quanh, tinh thần lạc quan sẽ từ đó mà tôi luyện nên sự kiên cường, tích cực trong con người bạn. Còn đối với một tập thể, một xã hội, nếu như những cá nhân nào cũng có tinh thần lạc quan nói trên thì ắt hẳn, những “viên gạch” ấy sẽ xây nên một bức tường mạnh mẽ, tinh thần lạc quan sẽ như một chất keo, gắn họ lại vào với nhau, xã hội đó sẽ trở thành một “bức tường” rắn chắc và khó bị sụp đổ. Vậy sẽ ra sao nếu như chúng ta không có tinh thần lạc quan? Thật dễ dàng để hình dung, đối với một cá nhân, đánh mất đi tinh thần lạc quan khiến bạn dần xa cách khỏi xã hội, bạn sẽ chỉ thu mình vào vỏ bọc của sự hèn nhát, tiêu cực và thất bại trước những khó khăn, trở ngại của cuộc đời. Với một xã hội, việc đánh mất đi tinh thần lạc quan sẽ khiến cho những “viên gạch” ấy trở nên rời rạch, “bức tường” ấy sẽ bị đánh đổ, ngay cả chỉ là một “cơn gió” nhẹ thổi qua và làm cho đổ sụp. Mặc dù là vậy nhưng trong bảo tàng của tinh thần lạc quan, có biết bao những cổ vật, những bức tranh tiêu biểu nhưng ở trung tâm căn phòng của viện bảo tàng ấy, là bức tranh của người thầy giáo Nguyễn Ngọc ký. Bằng tuổi các bạn-cái tuổi mà đáng ra ông phải được cắp sách đến trường, nhưng chỉ vì một cơn sốt cao mà khiến cho ông bị liệt cả hai tay. Nhưng không vì thế mà ông bỏ cuộc, ông vẫn cắp sách đến trường, trải qua biết bao lần thất bại, những khó khăn gian khổ, tập viết bằng chân, ông không chỉ trở thành người có học vấn cao, đi dạy học cho nhiều nơi mà sau đó, ông đã viết lại cuộc đời của mình lại trong một quyển sách và lan toả tinh thần lạc quan ấy cho nhiều người. Mặc dù thông điệp của ông cũng như của rất nhiều người khác được lan toả mạnh mẽ như vậy nhưng đâu đó vẫn có một số người chưa có tinh thần lạc quan, cố tình đạp đổ tinh thần lạc quan của người khác, có sự lạc quan thái quá. Những hành vi như vậy cần được lên án và tố cáo, chỉ bảo. Chúng ta cần nâng cao hiểu biết về tinh thần lạc quan, rèn luyện sự lạc quan và không quan tâm đến những lời nói tiêu cực, quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Còn tôi, đôi khi tôi nhìn lại bản thân và thấy mình cần phải rèn luyện sự lạc quan trong chính mình, tôi đã trưởng thành hơn sau khi nghe qua câu nói “Người thất bại luôn tìm thấy khó khăn trong cơ hội, người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong khó khăn”. Còn bạn thì sao? Bạn nghĩ sao về vấn đề này?
    Bài của mình có nhiều phép ẩn dụ, thông cảm :v

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới