Viết bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi Ko chép mạng

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi
Ko chép mạng

1 bình luận về “Viết bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi Ko chép mạng”

  1. Bài làm
    Hội thi thổi cơm là một trong những hội thi dân gian và lâu đời ở Việt Nam thường có ở một số các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Tùy từng nơi, hội thi đều có những luật lệ, đặc trưng riêng, những thử thách riêng để thách thức người chơi vừa phải thổi cơm vừa phải vượt qua những thử thách đó,..
    Cuộc thi thổi cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm-Hà Nội) nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc-một vị tướng dưới đời Hùng vương thứ 18, đã rèn luyện cho quân  sĩ thực hành thạo công việc nấu cơm trong điều kiện khó khăn.
    Để tham gia vào hội thi chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu gồm có: thóc, củi và không chuẩn bị nước và lửa để các đội phải tự làm ra gạo, tự tạo ra lửa và tự đi lấy nước về để thổi cơm. Hội thi gồm có ba vòng: thi làm gạo; tạo lửa vào lấy nước; thổi cơm
    Mỗi đội gồm có 10 người (cả nam lẫn nữ) sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, giần, sàng. Đội nào có gạo trắng trước là thắng cuộc. Vòng tiếp theo, tạo lửa bằng hai thanh nứa già cọ vào nhau-đây là công đoạn khó nhất, đòi hỏi người chơi phải rất kiên trì mới có thể tạo ra lửa, còn nước thì chứa sẵn trong bốn cái be, đợi người lấy nước mang về. Công đoạn này cần sự chung lòng cố gắng của hai bên tạo lửa và đi lấy nước, nếu như lấy nước về mà không có lửa thì cũng không thổi được cơm và ngược lại. Trong vòng này, đội nào tạo được lửa và lấy được nước về đích trước thì thắng cuộc. Đến vòng cuối cùng là thổi cơm, sau khi trải qua bao nhiêu khó khắn để chuẩn bị gạo, nước và lửa thì các đội bắt đầu bắt tay vào thổi cơm Đội nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của đội thắng cuộc sẽ được dùng để cúng thần. Điều đặc biệt của hội thi này là không chỉ rèn luyện cách nấu cơm mà còn phải tự tay làm, tạo ra những thứ cần thiết để nấu cơm như gạo, nước và lửa. Hội thi đòi hỏi người chơi phải biết phối hợp với nhau, thành thạo tất cả các kĩ năng. Để có một niêu cơm ngon, không phải chỉ cần biết nấu cơm không mà còn phải biết làm ra gạo, nếu quá trình làm gạo không cẩn thận sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng gạo, dẫn đến khó nấu cơm ngon, dẻo được. Rồi nếu không tạo ra lửa, lấy được nước hoặc lửa, nước không đủ sẽ không thể có đủ điều kiện cho cơm chín.
    Hội thi thổi đã thử thách sự khéo léo, sự kết hợp hài hào giữa người người chơi. Qua hội thi, ông cha nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, nhớ về công ơn của những vị anh hùng xưa. Hội thi thổi cơm là một trong những nét đẹp văn dân gian, thể hiện đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam cần được lưu trữ và bảo tồn.
    $#JeeJia$

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới