Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ : Thương người như thể thương thân

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ : Thương người như thể thương thân

2 bình luận về “Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ : Thương người như thể thương thân”

  1. Những câu tục ngữ truyền miệng được đưa ra trong dân gian thường chứa đựng giá trị triết học, đạo đức và tâm lý học. Trong số đó, câu nói “Thương người như thể thương thân” là một trong những câu tục ngữ được coi là phân tích sâu sắc về tình yêu thương giữa con người.

    Đối với em, câu nói trên có ý nghĩa rất sâu sắc. Nó thể hiện tình cảm đoàn kết giữa con người trong xã hội. Tình cảm thương yêu không chỉ dành cho người thân mà còn cho những người xung quanh chúng ta. Sự thông cảm và đồng cảm với mọi người sẽ giúp ta được đối xử tốt hơn, được quan tâm hơn và được trân trọng hơn.

    Đặc biệt là trong thời đại hiện nay, khi mà chúng ta đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, tinh thần tương thân tương ái đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp chúng ta vượt qua khó khăn và mang lại niềm tin, hy vọng cho đời sống hàng ngày.

    Tuy nhiên, em cũng nhận thấy rằng không phải ai cũng có thể áp dụng câu nói này vào cuộc sống của mình. Những người chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân, quan tâm đến bản thân mình hơn người khác, thường khó có thể chia sẻ tình yêu thương với người khác. Điều quan trọng là chúng ta phải học được cách đối xử, cư xử với mọi người một cách trung thực, tôn trọng và đồng cảm.

    Tóm lại, câu nói “Thương người như thể thương thân” được xem là một giá trị tâm linh và đạo đức vô cùng quý giá. Qua đó, chúng ta có thể tạo ra một môi trường sống tích cực, giúp chúng ta vẫn luôn yêu thương, nhân ái và đùm bọc cho nhau.

    Trả lời
  2. chung một bọc do mẹ Âu Cơ sinh ra (đồng bào). Lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh truyền thống đoàn kết chung sức, chung lòng đánh giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam là truyền thống vô cùng tốt đẹp.
       Để có thể sống một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hòa nhập cộng đồng, cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với mọi người. Tục ngữ có câu: Không ai nắm tay suốt ngày tới tối; hay: Sông có khúc, người có lúc ý nói là trong cuộc đời, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn mọi lẽ. Cho nên trước hết mình phải sống tốt với mọi người thì mọi người mới đối xử tốt lại với mình.
       Thực tế cho thấy nhân dân ta đã sống theo quan điểm ấy tự lâu đời. Ở đâu có người gặp hoạn nạn, thiên tai là lập tức có hàng trăm triệu tấm lòng hướng về an ủi, động viên, giúp đỡ cả tinh thần và vật chất. Phong trào người người, nhà nhà làm việc thiện hiện nay đã lan rộng trên khắp đất nước. Từ những vị lãnh đạo, các nhà doanh nghiệp, đến bộ đội, cán bộ, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên,… đều sẵn sàng đóng góp để xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, nhà tình thương, những mái ấm cho trẻ mồ côi bất hạnh, những trại dưỡng lão cho người già cô đơn…
       Trong những năm gần đây, chiến dịch mùa hè xanh của sinh viên các trường đại học mang kiến thức và khoa học kĩ thuật đến cho đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa đã có những kết quả tốt. Chiến dịch xóa cầu khỉ ở đồng bằng Nam Bộ tạo đà phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân. Chiến dịch đem lại ánh sáng cho người mù nghèo, đem lại niềm vui cho những trẻ em tật nguyền , bất hạnh,… Tất cả các dẫn chứng sinh động trên đã chứng minh cho sức mạnh của tình yêu thương con người.
       Câu tục ngữ Thương người như thể thương thân đã đúc kết lại một trong những phẩm chất đáng quý của dân tộc Việt Nam; đồng thời là lời khuyên chân tình đối với mọi người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới