viết bài văn về phân tích đặc điểm người thợ mộc trong truyện đẽo cày

viết bài văn về phân tích đặc điểm người thợ mộc trong truyện đẽo cày

1 bình luận về “viết bài văn về phân tích đặc điểm người thợ mộc trong truyện đẽo cày”

  1. Văn học đan gian bắt nguồn từ cuộc sống đời thực của cha ông ta, để từ đó rút ra những bài học , những kinh nghiệm phục vụ cho đời sống lao động và sản xuất. Đặc biệt là đạo lý làm người ,là bài học về đạo đức ,là lí lẽ sống ,bài học kinh nghiệm về cuộc sống một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc . Điều đó thể hiện rất rõ trong truyện ngụ ngôn ‘Đẽo cày giữa đường’’ và nhân vật trong truyện ngụ ngôn là nhân vật ẩn dụ cho những bài học sâu sắc trong cuộc sống . 
            NHân vật người thợ mộc là nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn ‘’ Đẽo cày gữa đường ‘’ .Vậy truyện ngụ ngôn là gì ? Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi thường mượn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật , cậy cỏ hoặc về chính con người để nêu lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống con người . 
           TRuyện ngụ ngôn ‘’ Đẽo cày giữa đường kể về một anh thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra để mua gỗ làm nghề đẽo cày . Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường đông người qua kẻ lại, ai đi qua cũng ghé vào xem anh ta đẽo cày rồi góp ý kiến. Có rất nhiều lời góp ý về việc đẽo cày và anh thự mộc đã làm theo một cách mù quáng. 
               TRước hết, người đọc nhận ra anh thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” là một người nông đân chăm chỉ lao động ,có tình yêu nghề, có chí làm giàu ,biết lắng nghe và khả năng sáng tạo trong công việc .NHân vật chính nười thợ mộc với nghề lao động chính làm nghề đẽo cày. Đây là một công việc lương thiện, chân chính mà người nông dân nào cũng có thể thực hiện được. Điều đặc biệt hơn nữa là người thợ mộc ấy “ dốc hết vốn” trong nhà ra mua gỗ làm nghề “đẽo cày” Điều này đã lóe lên  ước mơ đổi đời của người thợ mộc .Dù giàu sang hay nghè đói nghĩa là họ không có tình yêu nghề . Em rất cảm phục trước ước mơ này của họ. Cửa hàng thì nằm ngay bên vệ đường người qua kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày . Bởi vì thực tế thay đổi nghề làm nghề thợ mộc  vẫn là nghề chính và  công cụ vẫn là công cụ chính nên sự quan tâm của người đời đối với anh . Cửa hàng ở bên vệ đường là điều kiện thuân lợi để người thợ mộc ấy phát huy được tài năng. Qua lời giới thiệu ở phần đầu đã phần nào nói lên hoàn cảnh gia cảnh ,ước mơ ,tài năng của người thợ mộc . Với một tình yêu nghề đáng trân trọng  
              Người thợ mộc trong truyện biết lắng ý kiến ủa người khác , nhưng anh ta tiếp thu một cách thiếu tính chọn lọc , dẫn đến việc làm theo mù quáng để rồi tự đưa mình đến kết cục không đáng có . Chính vì cửa hàng của anh ta ngay bên vệ đường nên có nhiều người qua lại thường ghé vào xem anh ta đẽo rồi góp ý kiến. Người thứ nhất cho rằng “ Phải đẽo cho cao , cho to” vì vùng của họ dùng trâu để cày .Trên thực tế,lời nói góp ý của người thứ nhất cũng có ý đúng vì trong cuộc sống nhất là người làm nông sẽ lập được khoảng cách dễ dàng hơn. Nhưng điều đáng nói là người thợ mộc không hề suy xét mà làm theo mà “cho là phải rồi đẽo cái nào cũng to cũng cao”  có thể thấy anh ta không hề do dự mà làm theo một cách mù quáng. Không biết là do thói quen hay bản năng nhưng có lẽ sự noi theo này sẽ mở ra một con đường dần dần đêm đến sự thất bại không đáng có. Người thứ 2 thì bảo :” Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn” vì vùng của họ dùng bò để cày. Người thợ mộc chưa dừng lại ở đó, anh ta còn tiếp tục nghe theo lời góp ý mang tính chủ quan của người thứ 2 khi nói rằng “đẽo thế này thì sao mà cày được phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày”. khi đó, chỉ có một số nơi họ dùng bò để cày nên rất cần những chiếc cành nhỏ, thấp. bài học lần một chưa thấm đẫm , anh thợ mộc lại làm theo vết xe đổ để đi tìm kiếm sự khác lạ. Bao nhiêu cây tốt còn to cao trước đó đều chuyển qua cày nhỏ hay cái cao cái thấp thì cũng chỉ là sản phẩm của người tạo ra nhưng điều quan trọng và cũng giống như những lần trước l anh k làm theo một cách phân ý, theo chiều, không lường trước được tình trạng. Liệu bài học từ lời góp ý thứ 2, có lòng cho người thợ mộc nhận ra cái sai và sửa chữa không! 
                   khi anh ta tiếp tục nhận vào làm tiêu ý kiến góp ý của người thứ 3 “anh mau đẽo to gấp đôi, gấp 3 như thế thì ban bao nhiêu cũng hết, tha hồ mà lãi. Ý kiến của người thứ 3 có một số ý đúng. Vì ở trên miền núi bò và trâu rất ít nên người ta thường dùng voi để cày . Nhưng thực tế, cửa hàng của anh ta đang ở đồng bằng nên việc dùng voi để cày là rất hạn hữu. Thật không ngờ, khi nghe thấy từ “lãi” anh ta không nhũng tin vào lời góp ý thứ 3 mà còn đem hết gỗ còn lại trong nhà ra để đẽo tất cả các loại cày để cho voi cày. nhưng hàng bày ngoài đấy, chả ai mua , lúc đó anh ta mới nhận ra là: “vốn liếng đi đời nhà ma”.             
                          trong cuộc sống, mỗi người phải học cách chủ động và có chủ kiến của mình trong bất cứ công việc nào, đừng để những lời nói bên ngoài làm ảnh hưởng tới công việc mà bạn là người hiểu rõ nhất ,sẽ có những nhận xét của mọi người cho chúng ta .Đó có thể là những lời khuyên tốt đẹp hay là những lời khuyên làm chúng ta lung lay. Việc chúng ta cần phải làm lúc đó là phải giữ bình tĩnh và suy ngẫm về những lời nhận xét đó. Không được thay đổi chủ kiến khi chưa xem xét kĩ và nếu nhận xét của họ sai ta phải giữ vững chủ kiến của mình . Ý nghĩa của thành ngữ “ Đẽo cày giữa đường”: chỉ hành động một cách thiếu chủ kiến ,quá bị động bởi ý kiến của những người xung quanh nên cuối cùng chả đạt được kết quả gì 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới