viết đoạn văn giải thích câu tục ngữ “1 cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao ( viết ngắn nhg vẫn đủ ý nha mn

viết đoạn văn giải thích câu tục ngữ “1 cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao ( viết ngắn nhg vẫn đủ ý nha mn ai làm hay nhất cho 5* 1 cám ơn và hay nhất giúp mik vớiT_T)

2 bình luận về “viết đoạn văn giải thích câu tục ngữ “1 cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao ( viết ngắn nhg vẫn đủ ý nha mn”

  1. Không có hòa bình nào mà không phải đánh đổi.Để có được ngày hôm nay ông cha đã phải đổ biết bao mồ hôi nước mắt.Đó cũng là minh chứng cho tinh thần đoàn kết-truyền thống vẻ vang của dân tộc ta.Có một câu ca dao tục ngữ đã nói lên ý nghĩa của sức mạnh đoàn kết kì diệu này:”Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao”Vậy nó có ý nghĩa gì.Đầu tiên, cần phải hiểu được nghĩa đen của câu tục ngữ trên. Nếu chỉ có một cái cây nhỏ bé, đơn độc sẽ chẳng thể nào tạo nên được một khu rừng rộng lớn. Đó có lẽ là thực tế mà mỗi chúng ta đều có thể nhận biết được. Nhưng ý nghĩa sâu xa lại không chỉ có vậy. “Một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Chỉ khi có sự đoàn kết ấy, chúng ta mới “nên hòn núi cao” tức là vươn tới đích đến, vươn tới thành công. Như vậy, câu tục ngữ muốn gửi gắm đến mỗi người bài học tinh thần đoàn kết đem đến cho chúng ta sức mạnh, vượt qua mọi thử thách và khó khăn để đạt được thành công.

    Trả lời
  2. Đã bao giờ ta tự hỏi tại sao ông cha ta tự bao đời lại có những lời nói đơn giản nhưng chất chứa nhiều bài học như vậy? Những lời răn dạy đó được đúc kết hết sức gọn nhẹ trong những câu chữ rất gần gũi và dễ nhớ. Đó có thể là những bài học về tinh thần yên nước, ý chí nghị lực, tình yêu thương con người,….Và một trong số đó ko thể không nhắc tới tinh thần đoàn kết. Nói như câu tục ngữ:  ” Một cậy làm chẳng lên non
             Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.   
    Ta có thể hiểu “1 cây” là một con người, mỗi một cá nhân, sự yếu ớt không thể chống chọi lại được với những khó khăn, khó mà làm nên ” non” ý chỉ khổng thể làm nên một việc nhỏ nhoi chứ chưa nói tới những việc cao xa.  Còn  “ba cây” chỉ số nhiểu, ý là nhiều người, nói tới sức mạnh tập thể( đoàn kết) có thể chống chọi với khó khăn làm nên nghiệp lớn. Khi đó hình ảnh ” non, núi cao” ám chỉ ý công việc, nhiệm vụ, khó khăn mà con người cần vượt qua theo từng mức độ khi làm 1 mình và khi cùng chung tay làm nó. Có thể nói câu tục ngữ này đã không còn xa lạ đối với ta, ai cũng biết rằng đó là lời răn dạy của cha ông về sự đoàn kết.
    Tinh thần đoàn kết là việc con người trong một tổ chức, một tập thể cùng hướng đến một mục tiêu, một lí tưởng và nỗ lực hết sức để thực hiện mục tiêu chung ấy. Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết còn là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Có những chuyện ta bắt buộc phải nhờ tới sự giúp đỡ của mọi người ( không thể làm một mình) và dù có thể thì cũng không hiệu quả bằng chung tay chung sức làm ( mỗi người một việc). Nếu không có tinh thần đoàn kết chắc gì ta đã nhận ra ta, đã nhận ra cái tốt đẹp  của tấm lòng và hiệu quả của sự đoàn kết trong cuộc sống. Dù bất cứ trong thời kì, hoàn cảnh nào thì tinh thần đoàn kết cũng đều đóng vai trò to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.  Sự đoàn kết chỉ đon giản là sự giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn. Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nếu xã hội ai cũng có tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết, sống yêu thương thì xã hội ấy sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp, tạo thành một khối sức mạnh không thể tách rời.Và nối gót lời dạy đó ta đã nhận thấy sức mạnh đoàn kết qua chiều dài lịch sử của dân tộc từ thời chiến tới thời bình hôm nay. Điều đó cũng như lời mà Bác Hồ đã từng phát biểu: ” Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” . Ấy vậy mà, bên cạnh đó at vẫn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con người chỉ biết tự vơ hết công việc vào mình, không biết đoàn kết là gì, không tin tưởng bất cứ ai,… Thậm chí có người lại lấy tập thể làm lý do để ỷ lại, dựa dẫm mà trở nên lười nhác. Những con người đó ta cần lên án và phê phán. Là học sinh cần phải tự nhận thức rõ tầm quan trọng và giá trị của đoàn kết, cần biết áp dụng vào đời sống, có những suy nghĩ và hành động đúng đắn. Tự lượng sức mình cũng như khó thì phải biết tìm sự giúp đỡ. 
    Nói gọn lại, cả câu tục ngữ là lời răn dạy về tinh thần đoàn kết. Do vậy, mỗi chúng ta không chỉ sống cuộc đời của mình mà còn là một công dân của tổ quốc, chính vì thế, chúng ta cần phải có thái độ và trách nhiệm đoàn kết với mọi người, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc cũng như phát triển nước nhà ngày càng giàu đẹp hơn.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới