viết đoạn văn (khoảng 12-15 câu) chứng minh tên quan phủ trong văn bản chứa đoạn trích trên là một kẻ lòng lang dạ thú.

viết đoạn văn (khoảng 12-15 câu) chứng minh tên quan phủ trong văn bản chứa đoạn trích trên là một kẻ lòng lang dạ thú.

2 bình luận về “viết đoạn văn (khoảng 12-15 câu) chứng minh tên quan phủ trong văn bản chứa đoạn trích trên là một kẻ lòng lang dạ thú.”

  1. Qua văn bản sống chết mặc bay , tác giả đã lên án gay gắt về tên quan phụ mẫu trong văn bản . Hắn là một tên vô lương tâm , vô trách nhiệm và ác độc , không quan tâm đến đời sống của nhân dân . Tên quan phụ mẫu mê tổ tôm mà quên hết mọi việc . Trong khi ở ngoài kia nhân dân đang chống chọi với cơn lũ , giữ lấy nhà cửa , tính mạng của mình . Còn tên quan phụ mẫu thì không quan tâm không để ý đến người dân đang phải khổ cực , lội bì bõm dưới nước sâu để bảo vệ đê điều . Tác giả đã thành công sử dụng các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu đó chính là biện pháp nghệ thuật tăng tiến và đối lập . Trong khi lũ quan lại càng vui sướng bao nhiêu thì ở ngoài kìa nhân dân càng khổ cực bấy nhiêu . Tác giả đã sử dụng thành công sự đối lập giữa sức đê , sức người với sức trời để miêu tả cảnh thảm sầu của nhân dân . Cũng chính sự tàn bạo của quan sự khốn khổ của dân đã tạo nên giá trị tố cáo cho tác phẩm . Con bản sống chết mặc bay đã phản ánh gay gắt tên quan phủ ” lòng lang dạ thú ” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh ” nghìn sầu muôn thảm ” của dân . Đồng thời lên án những kẻ ăn lộc nhà nước nhưng lại vô trách nhiệm .
    ( Gửi ạ . Bạn có thể chọn một trong hai bài trên nha )

    viet-doan-van-khoang-12-15-cau-chung-minh-ten-quan-phu-trong-van-ban-chua-doan-trich-tren-la-mot

    Trả lời
  2. Khi đọc truyện “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, chúng ta càng đồng cảm, xót xa với nỗi khổ cực của người nông dân bao nhiêu thì lại càng bất bình, giận dữ trước thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu bấy nhiêu. Trong khi ngoài đê, hàng trăm người dân vẫn đang vật lộn với thiên nhiên để ra sức bảo vệ con đê sắp vỡ. Thì ở trong đình, viên quan phụ trách việc hộ đê lại đang ung dung ngồi đánh bài tổ tôm. Đến khi có người chạy vào báo với quan con đê sắp vỡ, thì quan lại đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: “Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?…”. Những câu văn đã bộc lộ sự vô trách nhiệm của viên quan đến tận cùng. Có thể thấy, viên quan phụ mẫu trong truyện chính là một đại diện điển hình của những kẻ cầm quyền trong xã hội xưa

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới