Viết mở bài cho nhan đề Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn

Viết mở bài cho nhan đề Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn

2 bình luận về “Viết mở bài cho nhan đề Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn”

  1. Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Để tỏ lòng tôn trọng, biết ơn thầy giáo và ghi nhận vai trò to lớn của thầy giáo đối với sự thành đạt của mỗi cá nhân, tục ngữ ta có câu:
    Không thày đố mày làm nên Nhưng cũng lại có truyền thống hiếu học. Không chỉ học thầy, chúng ta còn học bạn: Học thầy không tầy học bạn Hai câu tục ngữ đều nói lên tinh thần hiếu học, nhưng thể hiện hai quan niệm dường như mâu thuẫn.Xét cho cùng thì hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn vì cả hai câu đều nói về vai trò và tác dụng của người dạy đối với người học. Nhưng hai câu tục ngữ lại có chỗ khác nhau do sự tách biệt người dạy là thầy giáo và người dạy là bạn bè ở hai câu. Do sự tách biệt trong so sánh ở hai câu mà hai câu tục ngữ bị đẩy về hai thái cực. “Không thầy đố mày làm nên” thì tuyệt đối hoá vai trò của người thầy. “Học thầy không tầy học bạn” lại tuyệt đối hoá vai trò của người bạn. hicccc..c mỏi tay quá ui :(((

    Trả lời
  2. Học tập là việc làm quan trọng và cần thiết trong cuộc đời mỗi con người. Học từ đâu, học như thế nào để hiệu quả là những câu hỏi được đặt ra trong quá trình ấy. Ông cha ta có câu “Không thầy đố mày làm nên”, nhưng cũng lại có câu “Học thầy không tày học bạn”. Vậy hai câu tục ngữ ấy có mâu thuẫn với nhau hay không, chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu cụ thể.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới