Viết một bài văn giải thích câu ” học học nữa học mãi “,đừng cop mạng ,tự làm

Viết một bài văn giải thích câu ” học học nữa học mãi “,đừng cop mạng ,tự làm

2 bình luận về “Viết một bài văn giải thích câu ” học học nữa học mãi “,đừng cop mạng ,tự làm”

  1. Chào em, em tham khảo gợi ý:
    Mỗi người khi sinh ra đều được làm quen với nhiều điều mới lạ từ thế giới bên ngoài để có nhận thức về cuộc sống và chính điều đó sẽ là một phần quan trọng làm nên nền tảng của việc học sau này… Cuộc sống luôn thay đổi không ngừng, luôn tạo ra những chân trời tri thức mới, nó bắt ta phải luôn tìm cách biết khám phá và chinh phục. Vì thế, Lê-nin đã nhắc nhở: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đã trở thành một chân lí cho mọi thời đại, mọi thế hệ con người. 
    Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là suốt đời. Học là một hoạt động tư duy trí tuệ, tiếp nhận những tri thức của những người đi trước để lại, nhằm mở mang hiểu biết của mình. Học thực ra cũng xuất phát từ nhu cầu cần hiểu biết, khơi gợi nên sự tò mò, ham muốn khám phá thế giới, vũ trụ,… của con người. Xã hội càng tiến bộ bao nhiêu thì khoa học ngày càng phát triển bấy nhiêu làm cho nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần được giải quyết và tiếp thu. Riêng điều đó được khẳng định rõ ràng tầm quan trọng của việc học. Đó chính là yếu tố trong lời dạy của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”. 
    Tại sao lại còn phải “học nữa và học mãi”? Bởi trong đại dương bao la rộng lớn tri thức của nhân loại, những gì ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ bé, chúng ta phải làm cho giọt nước nhỏ bé ấy lớn dần lên, tích lũy được nhiều tinh hoa của biển trời mênh mông. Và để làm được điều đó, con người cần tiếp tục học, học không ngừng, không có điểm dừng. Học để hiểu biết nhiều hơn.
    Nhưng học tập cũng phải có động cơ, mục đích đúng đắn, cao đẹp. Chúng ta cần học để có trình độ, có kiến thức thành tài, mai sau cống hiến cho xã hội, phục vụ sự nghiệp lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại. Con người học để làm người, rèn luyện nhân cách, nâng cao phẩm giá, xác định tương lai và học còn là con đường dẫn đến mọi thành công. Người xưa có câu rằng:
    Nhân bất học bất tri kỉ
    Ấu bất học lão hà vi.
    Kẻ mà vô học thì chẳng biết nghĩa lí tri thức gì, trẻ mà không học thì về già chẳng làm được gì. Sự học là cái chìa khóa mở mọi kho báu trên đời. Học hôm nay để lao động ngày mai và giúp ích cho đời. Học để có văn hóa và kĩ thuật, để tạo ra một chỗ đứng, một vị thế xứng đáng trong xã hội. Học là một ước mơ, khát vọng của con người. Học không chỉ cho riêng mình mà học để phục vụ, đó là đích đến của việc học, học có mục đích và lí tưởng.
    Nhưng để học, học nữa, học mãi thì phải làm thế nào? Với con người, có nhiều cách học khác nhau nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành. Chúng ta được học qua nhà trường, sách vở thì phải học có lí thuyết vững chắc, làm tốt bài tập và phải biết kết hợp với lao động làm cho lí thuyết gắn liền với thực tế. Để bổ sung kiến thức chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo thêm nhiều sách vở, biết được những thông tin có ích qua các phương tiện truyền thông phổ biến. Nhưng không phải là chỉ học ở trường, chúng ta còn có thể học từ xung quanh. Càng tiếp xúc với thực tế, ta càng quan sát được nhiều điều hay, dở trong cuộc sống để rút ra bài học, kinh nghiệm để đời. Có biết được thì mới hiểu sâu, hiểu rộng, đấy mới là thực sự biết học. Muốn học thì phải hỏi, phải nhìn nhận vấn đề toàn diện. Ngay như với học trò, nhờ thầy mới học được điều hay nhưng học bạn, học gương những lớp người trước cũng là một cách để trau dồi phát triển học thức tiến bộ và thiết thực. Cha ông xưa đã dạy “Học thầy không tày học bạn”.
    Tuy vậy, học như thế phải chăng là đã đủ? Còn với xã hội, giao tiếp, con người cần học gì? “Tiên học lễ, hậu học văn”, con người có giỏi thì cũng phải học lễ nghi, phép tắc. Dù ai học văn hóa tốt đến mấy mà không biết cách ứng xử, giao tiếp ngoài đời thì chưa chắc đã làm nên việc gì. Vì thế, chúng ta cần học hỏi nhiều trong cách giao tiếp, ứng xử sao cho lịch sự, tế nhị. Lời ăn, tiếng nói tránh thô lỗ, mất lòng người khác. 
    Học quả là có lợi nhưng có ai nghĩ rằng học có mặt hại? Học chỉ có lợi khi ta biết sử dụng phương pháp hợp lí, biết học đúng cách, đúng nơi, đúng lúc, đúng điều cần phải học. Còn ngược lại thì học thật có hại cả về tâm trí lẫn sức khỏe. Thế mới biết: Học cũng không phải dễ dàng.
    Vậy còn với bản thân mà người học sinh chúng ta thì tại sao phải học? Phải học như thế nào cho hiệu quả? Là học sinh, chúng ta cần có tính tự giác học tập, học từ thầy cô, bạn bè, sách vở,… nhưng phải biết dựa vào những điều học được để phát triển khả năng. Tự học rèn cho học sinh tính tự lập cao trong cuộc sống, không bị phụ thuộc quá nhiều, ảnh hưởng lớn từ người khác. Học sinh học được để phát triển khả năng. Tự học rèn cho học sinh tính tự lập cao trong cuộc sống, không bị lệ thuộc quá nhiều, ảnh hưởng lớn từ người khác. Học sinh học để đạt kết quả tốt trong thi cử, để trở thành người có văn hóa, giáo dục, có đủ tài năng và khả năng làm giàu cho đất nước, quê hương, hòa nhịp với cộng đồng. Nước Việt Nam đang trên đà phát triển của công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhiệm vụ học tập rất quan trọng bởi tương lai của đất nước đang nằm trong tầm tay thế hệ trẻ chúng ta. Muốn vậy mỗi học sinh phải nhớ tới trách nhiệm của mình đối với lời dạy của Bác: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, đó chính là nhờ một phần lớn ở công việc học tập của các em”. 
    “Học, học nữa, học mãi” câu nói của Lê-nin luôn mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta cần chăm chỉ, cần cù học tập hơn nữa. Đừng bao giờ cho rằng học đã đủ mà hãy nhớ rằng cần học nhiều hơn nữa để trở thành công dân tốt cho đất nước. Đừng bao giờ hỏi rằng mình đã được những gì mà hãy tự hỏi rằng mình đã học và đã làm được gì cho Tổ quốc. 

    Trả lời
  2.    Trong cuộc sống, chúng ta được đi học, đi chơi, ở nhà cùng với gia đình, bạn bè. Có một điểm giống nhau trong những việc trên là dù ở đâu chúng ta cũng phải học, nó cũng giống như việc học sinh được ngồi trên ghế nhà trường, ai cũng đã quen với hai từ “học tập”. Học tập là công việc vô cùng quan trọng của mỗi con người. Trên thế giưới có rất nhiều câu nói nổi tiếng về việc học trong đó nổi tiếng hơn cả và được nhiều người biết đến là câu nói của Lê-nin, “Học! Học nữa! Học mãi!”.   Trước hết chúng ta cần hiểu câu nói trên nghĩa là gì? Như tôi đã nói ở trên, học tập là công việc vô cùng quan trọng của mỗi con người vì nó là hoạt động tiếp nhận tri thức, rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng sống để con người có dủ khả năng, kiến thức để tự thân lập nghiệp, làm chủ cuộc đời mình. Hãy nhớ rằng kiến thức là vô tận, con người dù có bỏ ra hàng nghìn năm thì cũng không thể nhớ hết được chúng, vì vậy chúng ta cần tiếp tục học nữa. “ Học nữa” là học hết trình độ này đến trình độ khác, từ dễ đến khó, không hài lòng với bản thân, luôn học tập khi còn trẻ, khi có sức khỏe và trí nhớ tốt. Không chỉ vậy, “học nữa” không cho ta thấy rõ nhiều kiến thức nên con người phải học mãi, học cho đến khi rời khỏi cuộc đời, cho đến khi trái tim ngừng đập. “ Học mãi” là học tập liên tục, học tập suốt đời, không ngừng nghỉ. Như vậy, câu nói của Lê-nin vỏn vẹn có 5 tiếng, được chia theo mức độ tăng dần, mỗi vế là một yêu cầu về học nhưng lại có một ý nghĩa sâu xa. Lê-nin đã khẳng định rằng học tập là công việc cần được duy trì thuận lợi nhanh chóng.     Bên cạnh đó, chúng ta cần hiểu tại sao phải thực hiện lời khuyên trên. Hành tinh mà chúng ta đang sống chính là một ví dụ điển hình cho lời khuyên trên bởi vì ở đó, mọi vật đều tồn tại theo bản năng, chỉ có riêng con người sống có ý thức, trí tuệ, nhân cách. Dó đó, nếu muốn trở thành người có ý thức, trí tuệ tốt thì chúng ta phải học, có học mới có kiến thức, mới làm được mọi việc. Trong thực tế cũng cho thấy nếu cùng đứng trước một công việc thì người có trình độ cao sẽ có cách giải quyết nhanh chóng hơn người có trình độ thấp. Cho nên nếu muốn đạt được kết quả tốt thì ta phải học. Lí thuyết sẽ soi sáng cuộc sống, giúp chúng ta rút ngắn được thời gian, mò mẫm thử nghiệm. Học để có trình độ, có kiến thức. Từ đó mới nuôi sống được bản thân, giúp ích cho gia đình và xã hội. Tổ tiên ta đã có câu:                            ” Nhân bất học, bất phi lí” hay “Âu bất học, lão hà vi”.     ” Kiến thức là vô tận” đó là điều mà ai cũng biết. Kiến thức của nhân loại rộng lớn như biển cả nhưng con người chỉ là một giọt nước trong biển cả mà thôi. Không có ai có thể chắc chắn mình có thể hiều hết cả cái đại dương ấy. Do đó, dù học bao nhiêu cũng không đủ, chúng ta không nên thỏa mãn với những gì mình có vì còn rất nhiều người giỏi hơn chúng ta. Cần phải học nữa để nâng cao trình độ của mình. Thời gian cứ trôi, từng giờ, từng phút lại trôi qua. Mỗi giây mỗi phút trôi qua với sự khác biệt của khoa học kĩ thuật. Biết bao phát minh, sáng chế mới ra đời, nếu ngừng học chúng ta sẽ trở nên lạc hậu và không bắt kịp đươc với sự cách biệt, phát triển của xã hội. Chẳng hạn  đối với người nông dân thì học tập để áp dụng những tiến bộ về khoa học kĩ thuật vào sản xuất, với người công nhân thì học để nân cao tay nghề, với giám đốc thì học có thể làm tốt công tác quản kí, điều hành, sử dụng nhân lực. Ngay cả các nhà khoa học cũng không ngừng học tập.

          ” Các nhà khoa học cũng không ngừng học tập”, nghe thật bất ngờ. Nhưng trên thực tế đã có thể chứng minh điều trên. Điển hình như nhà bác học người Anh-Đac-uyn, ngay cả khi đã trở thành nhà bác học nhưng vẫn thức hằng đêm để học tập và câu nói giản dị mà vô cùng ý nghĩa của ông: ” Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, người gần gũi với chúng ta cũng chính là tấm gương sáng về tinh thần học tập khi cho rằng học tập là công việc suốt đời và quả thực Bác đã học từ khi còn trẻ cho đến lúc từ giã cuộc đời. Như vậy, học tập không ngừng giúp chúng ta có được hiểu biết, học điều hay lẽ phải, sống nhân ái, tránh cái ác, cái xấu để mỗi người hoàn thiện mình hơn cho nên nó là công việc cần diễn ra bền bỉ, liên tục. Giống như Ca-li-nin đã từng nói: Đường đời là chiếc thang không nấc chót, học tập là cuốn vở không có trang cuối cùng.
         Khi đã biết vì sao phải thực hiện lời khuyên trên thì cần xác định cách thực hiện lời khuyên đó. Đơn giản nhất chính là xác định được mục đích học tập đúng đắn. Sau đó phải học tập chăm chỉ, kiên trì, có tinh thần vượt khó. Tuy nhiên, phải có phương pháp học tập phù hợp, học từ thầy cô, bạn bè, học từ sách báo, học đi đôi với hành. Phải học tập toàn diện cả tri thức lần kĩ năng. NHư vậy, học tập đúng là chiếc chìa khóa vàng giúp ta mở được mọi cánh cổng trong cuộc đời. Bên cạnh những tấm gương tích cực, chủ động trong học tập thì vẫn có người cho rằng chỉ cần kiếm nhiều tiền, học tập không quan trọng. Đó là những quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi những dân trí thấp sẽ khiến đất nước kém phát triển và nhiều hệ lụy sẽ xảy ra.
          Tóm lại, lời khuyên của Lê-nin trải qua bao năm tháng vẫn có giá trị lớn với toàn nhân loại. Vậy ta rút ra bài học; Để thấu hiểu lời dạy trên, những người trẻ chúng ta hãy coi đó là khẩu hiệu của bản thân để ra sức học tập, nâng cao hiểu biết, để xúng đáng làm chủ nhân tương lai của ddaaats nước.
    CHÚC BẠN HỌC TỐT!

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới