viết một đoạn văn ngắn ( 10 câu ) nêu cảm nghĩ của em về tác hại của bạo lực học đường. Trong đoạn văn có sử dụng các phép li

viết một đoạn văn ngắn ( 10 câu ) nêu cảm nghĩ của em về tác hại của bạo lực học đường. Trong đoạn văn có sử dụng các phép liên kết

1 bình luận về “viết một đoạn văn ngắn ( 10 câu ) nêu cảm nghĩ của em về tác hại của bạo lực học đường. Trong đoạn văn có sử dụng các phép li”

  1. Cuộc sống của mỗi con người chúng ta đều là những bức tranh vô sắc chờ đợi những gam màu tô điểm. Có lẽ hương sắc khó quên nhất trong đời người là tuổi học trò, đáng lẽ ra những tháng năm đáng nhớ ấy phải được bao bọc bởi những ký ức thuần khiết, hồn nhiên. Thật đáng tiếc thay, đôi khi chờ đợi phía trước không phải là sự tươi đẹp của năm tháng tuổi trẻ, mà chính là áp lực từ vấn nạn “Bạo lực học đường”. Tôi nghĩ rằng chúng ta đều hiểu rằng việc sử dụng bạo lực trong trường học không phải mới xuất hiện, mà chính nó đã tồn tại từ rất lâu rồi. Có người một người bạn của tôi cho rằng “Việc học sinh sử dụng bạo lực để trút giận chính là sự thất bại của các bậc phụ huynh và nền giáo dục”, cũng có câu hỏi vặn ngược lại rằng “Không hẳn, những đứa trẻ ấy nếu có vấn đề về nhận thức thì sao chứ? Đổ lỗi cho nhà trường và cha mẹ của chúng sao?”.Đối với bản thân mình, tôi cảm thấy ý kiến của bạn mình không hoàn toàn sai trái.Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều là một tờ giấy trắng, từ những bước đi đầu tiên sẽ dạy chúng phải làm thế nào, trẻ em chỉ bắt chước theo những hành động và biểu cảm của người lớn. Có thể nói rằng việc các bậc phụ huynh không quan tâm tới con mình cũng là một trong những yếu tố khiến đứa trẻ ấy trở nên bạo lực. Một số giáo viên khi nghe được sự giúp đỡ của học sinh bị bắt nạt, thay vì an ủi và tìm cách giải quyết vấn đề lại lựa chọn hỏi câu hỏi “Vậy tại sao bạn ấy lại chỉ bắt nạt một mình em? Có cả trăm người ở trường, sao chỉ có mình em bị đánh. Cái gì cũng phải có lý do, em không trêu bạn thì sao bạn đánh em.” -Những câu nói tưởng chừng như vô hại ấy lại vô tình khiến trái tim của những đứa trẻ chịu sự áp bức bị tổn thương, đây cũng là lý do khiến nạn bạo lực học đường xuất hiện ngày càng phổ biến. Sự thờ ơ của người lớn cũng như một nhát dao đâm thẳng vào tim người học trò chịu cảnh bạo lực. Cũng vì sự thờ ơ ấy, vết thương của nạn nhân dần khép kín và không thể mở lòng được nữa. Nếu có một lý do rằng “Học trò đó sinh ra trong gia đình bạo lực, vậy nên hãy thông cảm cho hành động sử dụng vũ lực ấy”- Sinh ra trong hoàn cảnh không tốt liền có thể trút giận lên đầu người khác sao? Kẻ tổn thương lại muốn tổn thương người khác, việc sinh ra trong một gia đình bạo lực là không ai mong muốn, nhưng đó không phải là cái cớ để bạo lực người khác. Đôi  khi bạo lực học đường không phải là hành động, mà chính là ngôn từ, cổ nhân đã từng nói “Lời nói như con dao hai lưỡi”- Sẽ có người không hiểu và cố tình không hiểu. Vô tình thốt ra câu chê bai điển hình như “Nhỏ này béo vậy trời” cũng khiến trái tim họ đủ tổn thương và đả kích. Kẻ bạo lực có thể coi việc đó là thoáng qua mà thôi, nhưng đối với người bị hại chính là nỗi ám ảnh đau thương cả đời khó dứt ra được. Từ trước tới nay không ít những vụ việc đáng tiếc đã xảy ra và xuất hiện trên các mặt báo lớn. Việc các học sinh nhảy lầu tự tử vì quá áp lực với việc bị bắt nạt là điều không mấy xa lạ. Cchẳng cần mày mò đâu xa, trong chính ngôi trường thân yêu của chúng ta cũng đã và đang cũng như sẽ xảy ra. Việc này nói muốn chấm dứt không thể nói ngày một ngày hai là xong, có khi phải dùng cả đời để thay đổi.
    Phép lặp: bạo lực
    Phép nối:Có lẽ, từ trước tới nay

    Trả lời

Viết một bình luận