Viết từ 6-8 câu về suy nghĩ về lòng nhân ái ( Trong văn bản “Sống chết mặc bay”)
Viết từ 6-8 câu về suy nghĩ về lòng nhân ái ( Trong văn bản “Sống chết mặc bay”)
2 bình luận về “Viết từ 6-8 câu về suy nghĩ về lòng nhân ái ( Trong văn bản “Sống chết mặc bay”)”
Sống chết mặc bay là văn bản được coi là bồng hoa đầu mùa của truyện hiện đại. Bài văn đã phản ánh lên sự vô nhân đạo của tên quan ”Phụ mẫu”. Và sự trắc trở, khó khăn của những kẻ chân lấm tay bùn, ở giai cấp bị thống trị. Vì cuộc chơi “hao sức” đó nên ngài được quân lính chuẩn bị yến hấp đường phèn, trầu vàng, rễ tía để thưởng thức. Xung quanh ngài là bao châu báu quý giá, nào ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà. Bản chất vô nhân đạo, lối sống “sống chết mặc bay” của tên quan huyện đã dần lộ rõ. Người sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Tất cả lênh đênh mặt nước nhưng quan lại được sự sung sướng khi ván bài đã ù to nhưng trên tính mạng của người dân vô tội. Tính cách xa hoa, vô trách nhiệm của tên lòng lang dạ sói đã dẫn đến hậu quả thảm sầu cho người dân.
Trong truyện ngắn Sống chết mặc bay, nhà văn Phạm Duy Tốn đã thành công xây dựng nên hình ảnh một viên quan phụ mẫu khiến người đọc phải căm phẫn. Hắn là đại diện cho tầng lớp quan lại đã sa đọa đến tận cùng lúc bấy giờ của nước ta. Chúng được phong chức quan, hưởng bổng lộc là để lãnh đạo, dìu dắt nhân dân. Ấy thế mà khi muôn dân phải oằn mình dưới gió bão để níu giữ sự sống, của cải. Thì hắn ta lại ăn chơi hưởng lạc thay vì tìm cách ứng cứu. Hắn ngồi trên đình cao khô ráo, ấm cúng, chơi tổ tôm, hút thuốc phiện vô cùng sung sướng. Mặc tiếng dân kêu, dân than thở. Chao ôi, thật độc ác biết bao nhiêu. Càng xót xa hơn khi viên quan ấy không chỉ có 1 mà có ở khắp nơi, phủ X ấy cũng tồn tại ở nhiều nơi trên cả nước ta. Tình cảnh lầm than ấy khiến người đọc vô cùng căm ghét và lên án nặng nề những viên quan phụ mẫu giả dối.
2 bình luận về “Viết từ 6-8 câu về suy nghĩ về lòng nhân ái ( Trong văn bản “Sống chết mặc bay”)”