Vt bài văn chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên ( khuyến khích vt tay )

Vt bài văn chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên ( khuyến khích vt tay )

2 bình luận về “Vt bài văn chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên ( khuyến khích vt tay )”

  1. Giới thiệu về câu tục ngữ Có chí thì nên.
     Trong cuộc sống này, ai cũng có những mục tiêu, khát vọng, lý tưởng của riêng mình. Và tất nhiên, không phải ai cũng có thể đạt được những mong muốn đó ngay lập tức một cách dễ dàng. Để khích lệ, cổ vũ con cháu kiên trì rèn luyện, chinh phục ước mơ của mình, ông cha ta thường nói nằng “Có chí thì nên”.

    Trả lời
  2. Bài làm
    Sống là đối đầu với thử thách, nhưng để đạt được thành công nào đó thì nhất định phải có lòng bền bỉ, kiên trì và không bỏ cuộc trước những khó khăn nào. Qua đó người xưa đã có câu “Có chí thì nên”.
    Thực tế đã khẳng định rằng nếu như chúng ta có hoài bão và kiên trì theo đuổi nó thì ắt sẽ có một ngày thành công. Từ câu tục ngữ này, ông cha ta đã răn dạy: bất cứ việc gì con người cũng có thể làm được, miễn là chúng ta biết chịu khó khổ luyện, biết kiên trì nhẫn nại, không quản gian lao vất vả. Câu nói này không biết đã ra đời từ khi nào nhưng đến nay nó rất quen thuộc đối với mỗi người. Chúng ta có thể chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này qua thực tế.
    Hiện tại, ở lứa tuổi học sinh chúng ta, không có bạn nào là không muốn mình học sinh giỏi cả. Nhưng muốn đạt được mục đích đó thì quả thật không dễ dàng gì. Bởi kiến thức nhân loại là vô cùng vô tận, là cả một đại dương bao la rộng lớn. Còn sự hiểu biết của con người chúng ta thì rất hạn chế, chỉ là một giọt nước nhỏ trong giới đại dương kia thôi. Khi gặp phải bài văn, bài toán khó thì lại nản lòng, không muốn làm thì cũng như chúng ta không cố gắng trong học tập nên kết quả bao giờ cũng không như ta mong đợi. Vào mùa đông, khi đang ngồi học bài liền nghĩ ngay tới chiếc giường ấm áp mà cố học cho nhanh rồi nhảy tọt lên giường đi ngủ, trong khi đấy bài vở còn chưa học xong. Vì thế những bạn học sinh này chẳng đạt được kết quả cao trong học tập và chẳng làm được tích sự gì. Còn trái lại, nếu như chúng ta gặp một bài tập khó mà cố gắng mày mò, ngẫm nghĩ để đưa ra một đáp án chính xác dù phải mất hai đến ba tiếng, thì những bạn đó luôn đạt được thành công trong học tập một cách xuất sắc.
    Trong đời sống cách đây một thế kỉ của nước ta, xã hội nghèo nàn, lạc hậu, đất nước lại bị đế quốc Mĩ và đế quốc Pháp xâm lược. Trong thời kì khốn khổ cũng cực lúc ấy tại sao nước ta lại được giải thoát khỏi ách đô hộ? Phải chăng là vì sự bền bỉ, nhẫn nãi và sự quyết tâm đánh đuổi giặc và lấy lại được độc lập tự do từ tay các nước vốn mạnh hơn ta rất nhiều hay sao. Bao nhiêu sự hi sinh mất mát đau khổ làm nhân dân ta mạnh mẽ đưa đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh.
    Trong đời sống thực tế cũng đã có một vài tấm gương sáng tiểu biểu đáng kể để chúng ta noi theo. Chẳng hạn như anh Nguyễn Ngọc Kí, dù bị liệt cả hai bàn tay nhưng anh vẫn trở thành một thầy giáo giỏi. Người ta thường nói “Giàu hai con mắt khó đôi bàn tay”, ấy vậy mà Nguyễn Ngọc Kí vì ham học nên đã quyết tâm tập viết bằng đôi chân lành lặn của mình. Tuy mới đầu, chữ viết còn nguệch ngoạc, nhiều lần bị chuột rút co quắp cả chân. Bực mình anh ném chúng vào một góc xó định bụng sẽ không học nữa. Nhưng vì lòng quyết tâm bền bỉ của anh mà sau này, những nét chữ cũng đã đỡ hơn và thậm chí còn viết rất đẹp. Vậy là anh đã có thể đi học bình thường như bao người khác mặc dù có những lúc đường trơn khó đi, nhưng anh vẫn kiên trì đến lớp hằng ngày và trở thành một người có tri thức. Thỉnh thoảng anh lại hay giúp đỡ ba mẹ trong việc gia đình, mọi chuyện cứ tưởng như không thể làm được và rất khó khăn nhưng anh đã vượt qua mọi thử thách ấy để vươn lên phía trước và trở thành một người có ích trong xã hội.
    Không chỉ trong đời sống hằng ngày mà ngay cả trong nghệ thuật cũng có điều ấy. Chẳng hạn như Oan Đi-xnây – một nhà sản xuất phim hoạt hình đã nhiều lần bị sa thải do thiếu ý tưởng. Nhưng au này đã thành công sáng tạo nên Đi-xnây-len. Về Lu-i Pa-xtơ – một nhà khoa học nổi tiếng của Pháp, thời còn đi học chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp. Về phần Lép Tôn-xtôi – tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình, bị đình chỉ đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”. Hen-ri Pho thất bạn và cháy túi tới năm lần trước khi thành công. Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Nhưng chính vì sự nỗ lực và ý chí vươn lên của mỗi người mà tất cả đã đi tới con đường tương lại tươi sáng.
    Thành công chỉ đến với những người biết siêng năng, cố gắng, nhẫn nại trong cuộc sống, ý chí quyết tâm theo đuổi hoài bão của mình. Câu tục ngữ cũng khuyên nhủ chúng ta rằng: phải biết phấn đấu vươn lên để trở thành người có ích trong xã hội, đồng thời không nên bỏ cuộc trước mọi khó khăn, thử thách nào.
    XIN HAY NHẤT VÀ 5* Ạ

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới