1. Mở đầu bài thơ Ngắm trăng là ngục trung, kết thúc là thi gia. Chi tiết này nói lên điều gì? 2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ

1. Mở đầu bài thơ Ngắm trăng là ngục trung, kết thúc là thi gia. Chi tiết này nói lên điều gì?
2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Ngắm trăng có gì đặc biệt? Trong hoàn cảnh đó, người đọc có thể thấy được tâm trạng của tác giả như thế nào?

1 bình luận về “1. Mở đầu bài thơ Ngắm trăng là ngục trung, kết thúc là thi gia. Chi tiết này nói lên điều gì? 2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ”

  1. 1. Ngục trung là trong hoàn cảnh tù đầy. Lẽ thường “ngục trung” phải gắn với tù nhân nhưng kết thúc bài thơ người đọc lại bắt gặp hình ảnh của thi nhân. Một thi nhân ngay trong hoàn cảnh ngục tù. Đây chính là nét độc đáo khác thường của bài thơ. Có ngục tù, nhưng dường như không có tù nhân. 
    ⇒ Bản lĩnh của chủ tịch Hồ Chí Minh; luôn đứng cao hơn hoàn cảnh. Ngục tù có thể giam cầm thân thể Bác, song tâm hồn Bác luôn tự do tuyệt đối.
    2. – Xưa nay, thi nhân khi gặp cảnh trăng đẹp sẽ mang rượu ra, ngồi dưới ánh trăng thư thái uống rượu, thưởng hoa, ngắm trăng, làm thơ. Đây được coi là thú vui tao nhã, đầy lãng mạn và thi vị.
        – Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác:
           + Thời gian: nửa đêm
           + Không gian: trong tù, nơi chỉ có bốn bức tường tối tăm và xiềng xích
           + Điều kiện: “vô tửu diệc vô hoa” (không rượu cũng không hoa)
    ⇒ Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ, ở cái nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ đến cái chết, sự tra tấn nhưng dường như Bác quên đi hoàn cảnh và thân phận tù nhân của mình mà thoải mái, ung dung ngắm trăng, làm thơ.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới