bài thơ ông đồ của vũ đình liên đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ qua đó toát lên tình cảm trân thành trướ

bài thơ ông đồ của vũ đình liên đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ qua đó toát lên tình cảm trân thành trước 1 lớp người dang tàn tạ và nỗi niềm tiếc nhớ cảnh cũ ng xưa của tác giả
e hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng 1 bài văn nghị luận

2 bình luận về “bài thơ ông đồ của vũ đình liên đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ qua đó toát lên tình cảm trân thành trướ”

  1. Trong nền văn hóa dân tộc, hình tượng những Ông Đồ trong dịp tết cổ truyền đã đi vào lòng người dân. Một nét đẹp mang học thức,mang trí tưởng tượng dồi dào, mỗi con chữ các Ông Đồ viết dành cho người đi xin chữ đều mang một ý nghĩa khác nhau, nhưng quy chung lại người Việt ta vẫn quan niệm xin cái may mắn theo ước nguyện của họ cho một năm mới thuận buồm xuôi gió.Nhưng dường như những sự thay đổi đã làm cho nét đẹp ấy phai nhạt phần nào, hình ảnh Ông Đồ in trong tâm trí trong thơ của tác giả Vũ Đình Liên thật rõ ràng, sâu sắc. Ông Đồ là những người có khả năng viết chữ Nho điêu luyện.Chữ Nho là một loại chữ đầy hình tượng, giàu ý nghĩa. Những người này được đào tạo, học hành tốt trong
    Nền văn hóa nho giáo, tiếp xúc với chữ Hán nhiều thi và đỗ đạt có bằng vị, được công nhận, những người này có thể làm thêm để kiếm sống bằng nghề viết thuê.
    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực tàu giấy đỏ
    Trên phố đông người qua.
    Có thể thấy được không khí Tết đã về qua những nhánh hoa đào nở cũng báo hiệu một mùa xuân mới lại về cùng với đất trời. Tâm trạng con người dường như cũng khoan khoái, vui tươi, tấp nập chuẩn bị cho những ngày Tết  m Lịch đặc biệt quan trọng của đất nước. Vào chính khoảnh khắc này, Ông Đồ có thể thể hiện tài năng của mình qua công việc ý nghĩa, thoải mái, kiếm sống qua việc viết chữ theo yêu cầu của người hứng thú với con chữ, đồ nghề của ông đơn giản chỉ là “Mực tàu, giấy đỏ, cùng kiến thức”.Hình ảnh Ông Đồ được tác giả nhắc đến với sự thân thương, gợi lại sự an lành, vui vẻ ngược lại với sự xô bồ của đường phố, ông bình dị, điềm đạm mà vẫn , thu hút được rất đông người qua lại là tâm điểm của sự chú ý của bức tranh này. Bức tranh tác giả vẽ ra trong trí nhớ đầy tiếng động, hình ảnh, cả nhân vật, có kí ức về thời gian đẹp nhất của mùa xuân tuyệt vời. Mở ra cho ta một đoạn 4 câu thơ đầy ý nghĩa tiếp theo.
    Bao nhiêu người thuê viết
    Tấm tắc ngợi khen tài
    Hoa tay thảo những nét.
    Như phượng múa rồng bay.
    Sự giản dị mang theo những phẩm chất quý báu của mình khiến ông thu hút được nhiều người. Họ muốn xin chữ, xin cái đẹp từ ông. Ông cũng rất ấm lòng khi nghe được những câu mang nghĩa ” tấm tắc khen tài”, sự trân trọng trong từng con chữ khiến cho ” bao nhiêu người thuê viết” với ý nghĩa to lớn vừa học để có kiến thức, học chữ Nho để làm người quan trọng nhất là đề cao mối quan hệ của mỗi con người và năm đức tính cần có thông qua việc học chữ, đó là: Nhân, Nghĩa, Lễ Trí, Tín, qua đó hướng con người đi theo một con đường tốt đẹp nhất. Các câu thơ tiếp theo để miêu tả rõ nhất sự tài năng của ông đồ. Và người có nhiều hoa tay không chỉ viết chữ, mà họ còn tạo ra được cả một tác phẩm như một bức tranh mang nhiều ý nghĩa nghệ thuật.
    Hình ảnh ông đồ ngồi khoan thai, bàn tay nhẹ nhàng múa lượn những nét bút đưa lên dứt khoát,điêu luyện đến từng chi tiết “nét thanh, nét đậm, nét xổ”, thanh thoát theo từng chữ như “Rồng bay phượng múa” càng thấy sự phóng khoáng, nhưng không hề mất tính chính xác trong phong cách viết chữ Nho để treo tết, viết một tác phẩm để đời. Dân gian ta có câu “Nét chữ nết người” là thể hiện được cái tài, cái tâm qua những nét bút tinh tế, chất chứa tâm hồn tinh hoa, khát vọng, lý tưởng phong cách sống đĩnh đạc của những Ông đồ. Con chữ ông viết muôn hình muôn kiểu không lẫn, không trùng lặp là cả một sự sáng tạo không ngừng từ con người trí thức ấy.Và đoạn thơ chưa dừng lại ở sự vui tươi, có một chút trầm lắng xuống ở đoạn 3 chính là tiếp nối dòng suy nghĩ giữa quá khứ với hiện tại.
    Nhưng mỗi năm mỗi vắng
    Người thuê viết nay đâu
    Giấy đỏ buồn không thắm
    Mực đọng trong nghiên sầu.
    Từ nhưng báo hiệu một điều gì đó mang sự biến động dù ít hay nhiều, điệp từ mỗi…mỗi làm cho câu thơ dài ra về thời gian,không gian, cái sự lắng xuống, kéo dài đó là sự tự an ủi cho thực tại về việc xin chữ Ông Đồ đã không được phổ biến như ngày xưa nữa. Tác giả đã tự đặt ra cho mình một câu hỏi về những người thuê viết chữ đã vãng dần, phải chăng họ cũng đã mờ nhạt tình yêu theo năm tháng với con chữ Nho khi đã phát triển một nguồn chữ mới “chữ Quốc Ngữ”,sự chảy trôi nhanh của thời đại . Người không được thuê, vật không được sử dụng làm từng thứ trong mỗi câu trở nên thấm nỗi buồn cùng con người nhờ sử dungjt thành công biện pháp tu từ nhân hóa. Giờ đây, sự xuất hiện của ông đồ trái ngược với sự vui tươi, lòng kính trọng, tin yêu từ người xin chữ bằng cả tấm lòng vốn có ban đầu, một nét đẹp rất riêng dành cho mùa xuân đã tạm thời lắng dần. Mà với các ông đồ giờ này:
    Ông đồ vẫn ngồi đây
    Qua đường không ai hay
    Ông “vẫn chờ, vẫn ngồi đây” vẫn là cái sự điềm đạm, cao quý như năm nào nhưng đáp lại bằng sự thờ ơ lạnh nhạt của người dân. Tác giả như một người đứng từ xa trông vào và phải thốt lên sự ngậm ngùi cho sự nghiệp của những ông đồ, sự lãng quên, đẩy ra bên lề của những tờ thư pháp cổ, thờ ơ trước sự tồn tại của ông Đồ là những gì đáng để chúng ta đau đáu, suy nghĩ, đồng cảm.
    Việc xin chữ từ đó đã trở thành những ký ức ngọt ngào mà những thế hệ cũ đã được chứng kiến, thưởng thức.Tác phẩm đã khắc họa chân thực nhất về Ông Đồ, đưa đến được thông điệp xin chữ Ông Đồ là một truyền thống rất hay, đáng phải giữ gìn cho thế hệ sau của dân tộc, góp phần giáo dục lối sống làm người cho người trẻ.
    Hiện nay đã xuất hiện thêm tuy không nhiều “ông tiểu đồ” ở những khu vực có tính văn hóa, những khu giải trí trong dịp Tết Việt nhưng đã thỏa mãn niềm đam mê thư pháp ở người dân, họ góp phần tiếp nối bản sắc dân tộc, tô điểm cho thành phố như một nét đẹp ngày Xuân.

    Trả lời
  2. A, MB
    – GIỚI thiệu tác giả: Nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong nhà thơ tiêu biểu lớp đầu của phong trào thơ mới. Thơ của ông thường đậm chất thương người và nỗi niềm hoài cổ. Bài thơ “Ông đồ” chính là một trong những bài thơ tiêu biểu và thành công nhất của nhà thơ Vũ Đình Liên trong phong trào thơ mới.
    – giới thiệu bài thơ: Bài thơ Ông đồ đã thể hiện được nỗi niềm và sự thương cảm của nhà thơ đối với một thế hệ những người bị lãng quên trong sự chuyển giao của xã hội và thời thế. Ông đồ chính là đại diện của vẻ đẹp của Nho giáo, của thú vui chơi chữ một thời nay bị lãng quên trong thời kỳ chuyển giao sang xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân. Tình cảm mà nhà thơ truyền tải đã chứ đựng và truyền tải trong từng dòng thơ.
    B, TB
    1, Khổ thơ 3 và 4 
    – Nếu như hai khổ thơ đầu thể hiện được hình ảnh ông đồ thời đắc ý, được người người trọng vọng thì những khổ thơ tiếp theo đã thể hiện được sự chuyển biến của thời thế mà những người thuộc thế hệ trước như ông đồ dần bị quên lãng đến xót xa. “Nhưng mỗi năm mỗi vắng/Người thuê viết nay đâu?” chính là câu nghi vấn không có câu trả lời của chính ông đồ và tác giả về sự chuyển biến của xã hội. Những hình ảnh thơ “giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” đã cho thấy một nỗi buồn thấm đượm cả không gian vì sự thay đổi thời thế của xã hội.
    – Thật vậy, khi xã hội và đất nước chuyển sang giai đoạn du nhập văn hóa phương Tây và Nho học thất thế, ông đồ dường như cũng bị lãng quên và gạt ra khỏi lề của cuộc sống. Tác giả Vũ Đình Liên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua từ “buồn không thắm, đọng trong nghiên sầu”. Sự lãng quên và thất thế của ông đồ xưa, của nền văn hóa Nho học xưa như lan tỏa cả không gian. Kết quả là, giấy đỏ vì nỗi buồn ấy mà dường như chẳng còn sắc thắm, mực thì đọng lại. Phải chăng, hình ảnh giấy đỏ và mực là nỗi buồn thương của chính tác giả.
    – Nỗi sầu và buồn của tác giả lan toả khắp không gian và in hằn lên đồ vật, gợi ra thời kỳ chuyển giao của thời đại. Tóm lại, hình ảnh thơ đã thể hiện nỗi buồn sâu sắc và man mác của tác giả, của thời thế về sự chuyển giao của xã hội, ông đồ và những lớp người xưa cũ bị lãng quên. Hình ảnh thơ tiếp theo cũng khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng đau lòng và xót xa. “Ông đồ vẫn ngồi đấy/Qua đường không ai hay” cho thấy sự tồn tại của ông đồ hoàn toàn đi vào quên lãng đến xót xa. Ông như bất động và bị gạt ra khỏi lề của dòng chảy thời gian và không gian. Hình ảnh “Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài giời mưa bui bay” cho thấy nỗi buồn buốt giá thấu tim can bao trùm cả không gian và lòng người. Lá vàng rụng xuống như sự lụi tàn của chính nền Nho học còn những hạt mưa chỉ làm lòng người trở nên đau xót và buồn thương. 
    2, Khổ thơ cuối.
    – Khổ thơ cuối đã chính thức thể hiện việc ông đồ hoàn toàn bị quên lãng, một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một và biến mất. Mùa xuân vẫn đến, người ta vẫn đi chơi hội nhưng lại chẳng thấy ông đồ ngày xưa nữa.
    – Hình ảnh “những người muôn năm cũ” chính là hình ảnh ẩn dụ của những lớp người ngày xưa, lớp người từng một thời giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc. Câu hỏi tu từ được đặt ở cuối bài thơ dường như không có câu trả lời của tác giả cho thấy sự đau đớn đến tột cùng của nhà thơ “Hồn ở đâu bây giờ?”. Hồn ở đây chính là chỉ hồn cốt của dân tộc, của giá tị tinh hoa một thời đã qua.
    C, KB
    Tóm lại, bài thơ đã thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ Vũ Đình Liên về sự chuyển mình, về sự thay đổi đến xót xa của thời thế, đã đẩy một nét văn hóa  dân tộc rơi vào quên lãng. Ba khổ thơ cuối này với những vần thơ chan chứa cảm xúc chứa đựng những tâm sự của tác giả dành cho những người thuộc thế hệ trước bị lãng quên.
    BÀI LÀM
    Nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong nhà thơ tiêu biểu lớp đầu của phong trào thơ mới. Thơ của ông thường đậm chất thương người và nỗi niềm hoài cổ. Bài thơ “Ông đồ” chính là một trong những bài thơ tiêu biểu và thành công nhất của nhà thơ Vũ Đình Liên trong phong trào thơ mới. Bài thơ Ông đồ đã thể hiện được nỗi niềm và sự thương cảm của nhà thơ đối với một thế hệ những người bị lãng quên trong sự chuyển giao của xã hội và thời thế. Ông đồ chính là đại diện của vẻ đẹp của Nho giáo, của thú vui chơi chữ một thời nay bị lãng quên trong thời kỳ chuyển giao sang xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân. Tình cảm mà nhà thơ truyền tải đã chứ đựng và truyền tải trong từng dòng thơ.
    Nếu như hai khổ thơ đầu thể hiện được hình ảnh ông đồ thời đắc ý, được người người trọng vọng thì những khổ thơ tiếp theo đã thể hiện được sự chuyển biến của thời thế mà những người thuộc thế hệ trước như ông đồ dần bị quên lãng đến xót xa. “Nhưng mỗi năm mỗi vắng/Người thuê viết nay đâu?” chính là câu nghi vấn không có câu trả lời của chính ông đồ và tác giả về sự chuyển biến của xã hội. Những hình ảnh thơ “giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” đã cho thấy một nỗi buồn thấm đượm cả không gian vì sự thay đổi thời thế của xã hội. Thật vậy, khi xã hội và đất nước chuyển sang giai đoạn du nhập văn hóa phương Tây và Nho học thất thế, ông đồ dường như cũng bị lãng quên và gạt ra khỏi lề của cuộc sống. Tác giả Vũ Đình Liên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua từ “buồn không thắm, đọng trong nghiên sầu”. Sự lãng quên và thất thế của ông đồ xưa, của nền văn hóa Nho học xưa như lan tỏa cả không gian. Kết quả là, giấy đỏ vì nỗi buồn ấy mà dường như chẳng còn sắc thắm, mực thì đọng lại. Phải chăng, hình ảnh giấy đỏ và mực là nỗi buồn thương của chính tác giả. Nỗi sầu và buồn của tác giả lan toả khắp không gian và in hằn lên đồ vật, gợi ra thời kỳ chuyển giao của thời đại. Tóm lại, hình ảnh thơ đã thể hiện nỗi buồn sâu sắc và man mác của tác giả, của thời thế về sự chuyển giao của xã hội, ông đồ và những lớp người xưa cũ bị lãng quên. Hình ảnh thơ tiếp theo cũng khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng đau lòng và xót xa. “Ông đồ vẫn ngồi đấy/Qua đường không ai hay” cho thấy sự tồn tại của ông đồ hoàn toàn đi vào quên lãng đến xót xa. Ông như bất động và bị gạt ra khỏi lề của dòng chảy thời gian và không gian. Hình ảnh “Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài giời mưa bui bay” cho thấy nỗi buồn buốt giá thấu tim can bao trùm cả không gian và lòng người. Lá vàng rụng xuống như sự lụi tàn của chính nền Nho học còn những hạt mưa chỉ làm lòng người trở nên đau xót và buồn thương. Khổ thơ cuối đã chính thức thể hiện việc ông đồ hoàn toàn bị quên lãng, một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một và biến mất. Mùa xuân vẫn đến, người ta vẫn đi chơi hội nhưng lại chẳng thấy ông đồ ngày xưa nữa. Hình ảnh “những người muôn năm cũ” chính là hình ảnh ẩn dụ của những lớp người ngày xưa, lớp người từng một thời giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc. Câu hỏi tu từ được đặt ở cuối bài thơ dường như không có câu trả lời của tác giả cho thấy sự đau đớn đến tột cùng của nhà thơ “Hồn ở đâu bây giờ?”. Hồn ở đây chính là chỉ hồn cốt của dân tộc, của giá tị tinh hoa một thời đã qua.
    Tóm lại, bài thơ đã thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ Vũ Đình Liên về sự chuyển mình, về sự thay đổi đến xót xa của thời thế, đã đẩy một nét văn hóa  dân tộc rơi vào quên lãng. Ba khổ thơ cuối này với những vần thơ chan chứa cảm xúc chứa đựng những tâm sự của tác giả dành cho những người thuộc thế hệ trước bị lãng quên.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới