2 bình luận về “cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào thơ, văn ?”
Thành ngữ, tục ngữ trong văn học dân gian vốn đã được hình thành từ rất lâu đời, có lẽ là từ khi con người bắt đầu có ý thức về ngôn ngữ và hành vi lao động của mình. Chỉ khi con người bắt đầu có chữ viết thì lúc đó văn học viết mới bắt đầu khởi mình trở thành loại hình văn học chủ yếu. Thế nhưng, văn học dân gian luôn luôn song song tồn tại và bổ trợ cho văn học viết bằng bề dày cả về nội dung lẫn lịch sử của mình.
-> Phải vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào thơ văn một cách hợp lí, khéo léo và tinh tế, hợp với ngữ cảnh. Sự có mặt của thành ngữ, tục ngữ sẽ làm cho ngôn ngữ của tác phẩm trở nên gần gũi, dễ hiểu cho người đọc. Hơn thế, nó còn giúp câu văn, câu thơ trở nên hàm xúc, cô đọng. Nó khái quát cuộc sống dưới ngắn gọn và sinh động để thể hiện một ý niệm hình tượng. Tiêu biểu ở thơ Hồ Xuân Hương bà còn bẻ vụn và đan cài thành ngữ, tục ngữ vào trong thơ như: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn / Ba chìm bảy nổi với nước non.” Câu thành ngữ “Ba chìm bảy nổi” thể hiện cuộc đời, số phận của những người phụ nữ bị người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập. Có thể thấy, câu tục ngữ đưa vào một cách khéo léo giúp câu thơ trở nên hàm xúc, cô đọng làm nổi bật lên chủ đề của bài thơ.
2 bình luận về “cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào thơ, văn ?”