Cảm nhận cảm nhận của em về khổ thơ sau: Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa.

Cảm nhận cảm nhận của em về khổ thơ sau:
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

2 bình luận về “Cảm nhận cảm nhận của em về khổ thơ sau: Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa.”

  1.   Nhà thơ Vũ Đình Liên sinh năm 1913 và mất năm 1996. Ông là nhà thơ lớn, nhà giáo tận tâm, nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu nổi tiếng. Thơ ông thường đậm chất niềm hoài cổ và lòng thương người. Và bài thơ ” Ông đồ”được ông sáng tác khổ một vào năm 1935 và đến mùa xuân năm 1936 mới hoàn thiện nốt 4 khổ thơ còn lại. Và với khổ thơ thứ 5 trong bài thơ :
                                                            “Năm nay đào lại nở,
                                                           Không thấy ông đồ xưa.
                                                        Những người muôn năm cũ
                                                             Hồn ở đâu bây giờ”
    Ở khổ thơ này đã chính thức thể hiện việc ông đồ hoàn toàn bị quên lãng, một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một và biến mất. Mùa xuân vẫn đến, người ta vẫn đi chơi hội nhưng lại chẳng thấy ông đồ ngày xưa nữa. Hình ảnh “những người muôn năm cũ” chính là hình ảnh ẩn dụ của những lớp người ngày xưa, lớp người từng một thời giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc. Câu hỏi tu từ được đặt ở cuối bài thơ dường như không có câu trả lời của tác giả cho thấy sự đau đớn đến tột cùng của nhà thơ “Hồn ở đâu bây giờ?”. Hồn ở đây chính là chỉ hồn cốt của dân tộc, của giá trị tinh hoa một thời đã qua.Tóm lại, qua khổ thơ trên, ta thấy được nỗi lòng thương tiếc của tác giả đối với ông đồ và những người yêu chữ Nho xưa. Một nét đẹp văn hóa đã rơi vào lãng quên, tiếc nuối những giá trị tinh thần đẹp của dân tộc.
    #Tâm

    Trả lời
  2.                             ” Năm nay đào lại nở
                                   Không thấy ông đồ xưa
                                   Những người muôn năm cũ
                                   Hồn ở đâu bây giờ?”
     Khổ thơ trên trích trong thi phẩm ”Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên. Khổ thơ này thể hiện nỗi niềm của nhà thơ, cho thấy hình ảnh ông đồ đã bị chìm lấp, mờ nhạt dần rồi biến mất hẳn. Khổ thơ chơi vơi trong cảm giác thiếu vắng, mất mát. ” Hoa đào nở” là quy luật tự nhiên, một năm mới lại đến nhưng không còn nguyên vẹn như xưa nữa. Người đời không còn thấy ông đồ, thể hiện sự thay đổi trong đời sống con người. Ở đây, nhà thơ sử dụng nghệ thuật kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu bài thơ là hình ảnh hoa đào và ông đồ, kết thúc bài thơ vẫn là hình ảnh quen thuộc ấy. Kết cấu tuy giản dị mà chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề bài thơ, gợi được sự thương cảm sâu sắc. ” Những người muôn năm cũ” là lớp người đã lùi vào quá khứ, dĩ vãng. Câu hỏi tu từ ”Hồn ở đâu bây giờ” bộc lộ cảm xúc quan tâm, lo lắng, xót thương cho 1 lớp người, đó chính là giá trị tinh thần, nét đẹp văn hóa của dân tộc. Đoạn thơ thể hiện tấm lòng của nhà thơ: giàu lòng thương người và niềm hoài cổ. Đó là những nét tinh hoa, nhứng gì cao đẹp nhất trong di sản tinh thần mà họ để lại nhưng rồi sẽ đi đâu, về đâu?

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới