cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường ( thành bài văn nha ) chép mạng thì chim cút nhé
cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường ( thành bài văn nha )
chép mạng thì chim cút nhé
1 bình luận về “cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường ( thành bài văn nha ) chép mạng thì chim cút nhé”
Trong mỗi chúng ta, chắc hẳn ai ai cũng sẽ trải qua đắng cay ngọt bùi. Là những kỉ niệm không bao giờ phải, có người là ngày sinh nhật, có người là ngày được bố mẹ tặng cho quần áo mới. Nhưng có lẽ, với nhân vật “tôi” lại mang trong mình kỉ niệm trong trẻo của ngày đầu đến trường.
Thanh Tịnh là nhà văn đặc sắc trong nền văn học Việt Nam. Ông nổi tiếng với chất văn đằm thắm, trữ tình, trong trẻo và phảng phất chất thơ.Truyện ngắn “Tôi đi học” xuất bản năm 1941, in trong tập “Quê mẹ” là một trong những tác phẩm có giá trị nhất của tác giả.
Câu chuyện mở đầu bằng hình ảnh lá rụng cuối thu. Vào buổi sáng sớm tinh mơ, đầy sương thu và gió lạnh. Hình ảnh cậu bé nhân vật “tôi” hiện lên thật rõ nét. Cậu bé háo hức, nắm tay mẹ đến buổi tựu trường đầu tiên. Cũng là con đường ấy, hằng ngày vẫn đi, nhưng hôm nay sao thấy lạ. Tất cả cảnh vật cùng đều thay đổi vì trong lòng “tôi” có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Cậu bé thấy mình có sự thay đổi, cậu đã lớn hơn, trưởng thành hơn, không còn những buổi lội sông, không còn những buổi ra đồng như đám thằng Quý, thằng Sơn nữa. Cái buổi tựu trường thật quý giá biến bao. Khoác trên người chiếc áo vải, cầm trên tay cuốn vở còn thơm mùi mới, cậu thấy sao mình trông “trang trọng và đứng đắn” hẳn. Bên cạnh đám bạn bằng tuổi, ríu rít gọi tên nhau, trao nhau xem từng trang vở, điều đấy dần thành những kỉ niệm. Ôm trong tay quyển vở mới, cậu thoáng chút nghĩ ngây thơ: chắc chỉ có ngươi thạo mới cầm được bút. Ý nghĩ thoáng qua “ như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” làm nổi bật suy nghĩ trong sáng của cậu học trò trong buổi khai trường đầu tiên.
Bước đến ngôi trường, một cảm giác bỡ ngỡ và lạ lẫm dâng trào. Sân trường đông vui và ngộn nhịp quá. Ngôi trường to và đẹp. sạch sẽ và ngăn nắp. Cậu bé cảm thấy ngôi trường Mỹ lý hôm nay oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp vậy. “Tôi” cảm thấy, buổi tựu trường với bao cảm xúc, nói thật bồi hồi, bỡ ngỡ nhưng rất đỗi thiêng liêng.
Nhân vật “tôi” bỡ ngỡ, rụt rè nép bên mẹ như “ con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng, e sợ”. Đây là hình ảnh so sanh “đắt” của Thanh Tịnh. Câu văn muốn giãi bày sự tự do, muốn bay chạm đến những thế giới kì diệu, nhưng còn đang bỡ ngỡ. Chỉ một chút thôi, cái bỡ ngỡ ấy sẽ tan biến, cậu bé sẽ thoải mái bay đi tìm bến bờ tri thức. Tiếng trống trường ngày khai giảng vang lên từng hồi, đọng lại trong tim những cô bé, cậu bé ngày đầu đến lớp. Cái cảm giác thôi thúc, giục giã vang lên bao trùm xunh quanh ngôi trường Mĩ Lý xinh đẹp. Xếp hàng vào lớp, bao cô bé, cậu bé òa khóc khi phải rời xa vòng tay cha mẹ. Nhân vật “tôi” cũng vậy. Vào lớp, được thầy giáo mỉm cười chào đón, chú cảm thấy cô đơn vì lần đầu tiên xa đi học xa mẹ.
Ngồi trong lớp, nhân vật “tôi” thấy mọi thứ xa lại nhưng lại rất đỗi thân thương. Thầy giáo trẻ mỉm cười chào đón, các bạn học mới cũng rất thú vị và đáng yêu. Chú bắt đầu bài học đầu tiên, những bài học ấy, sẽ đưa chú đến những phương trời mới, những thế giới diệu kỳ.
“Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay tới trường, em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương… Ngày đầu như thế đó, cô giáo như mẹ hiền, …” Ngày đầu tiên ấy trôi qua, nhưng những cảm xúc sẽ không bao giờ mờ phai. Và có lẽ với nhân vật “tôi” thì cái ngày ấy như chỉ mới là ngày hôm qua mà thôi, những vui, buồn, hạnh phúc, thích thú, bỡ ngỡ, lo sợ trong ngày đầu tới lớp là những dư âm tới tận mai sau.
XIN CTLHN Ạ!
• Một số nét về bài văn.
– Đa số là lời trích của tác phẩm.
– Cảm giác, xúc cảm của nhân vật “tôi” được truyền tải qua câu văn bằng các lời trích, hành động và suy nghĩ của nhân vật.
– Có xen kẻ những cảm xúc của hầu hết tất cả các em học sinh ở ngày đầu tựu trường.
1 bình luận về “cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường ( thành bài văn nha ) chép mạng thì chim cút nhé”