2 bình luận về “cho cái ví dụ cụ thể về các phương thức biểu đạt”
** PTBĐ Tự Sự: là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc
VD: “Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: – Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất.”
(Người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ)
————————————————————
** PTBĐ Miêu Tả: là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
VD: “Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát”.
(Trong cơn gió lốc – Khuất Quang Thụy)
VD: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh”
(Cô Tô – Nguyễn Tuân)
————————————————————
** PTBĐ Biểu Cảm: là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
“Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”
(Vội Vàng – Xuân Diệu)
————————————————————
** PTBĐ Nghị Luận: là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
VD: Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần của nhân loại ngày càng phong phú, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ.
(Bàn Về Đọc Sách – Chu Quang Tiềm)
————————————————————
** PTBĐ Thuyết Minh: là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết
VD: “Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…”
(Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000)
————————————————————
** PTBĐ Hành chính-Công vụ: là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng)
VD: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC
Kính gửi: – Ban Giám hiệu trường ……….
– Giáo viên chủ nhiệm lớp ……….
Em tên là: ……….
Hiện đang học lớp ……….
Em viết đơn này xin phép được nghỉ học từ ngày ….. đến ngày ….. . Vì lí do bị sốt
Kính mong các thầy cô xem xét giúp em, em hứa sẽ làm bài và học bài đầy đủ để không bị mất lượng kiến thức do nghỉ học
“Ông Hai vẫn cứ trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ…Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài.”
2. Miêu tả
– Dấu hiệu :
+Sử dụng nhiều động từ, tính từ
+Tái hiện lại điều gì đó
+Sử dụng nhiều BPTT
-Ví dụ : “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân giời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.”
3. Biểu cảm
-Dấu hiệu:
+Ngôi thứ nhất
+Độc thoại
+Cảm xúc
+Thường là thơ
-Ví dụ :
“Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, Biển cho ta cá như lòng mẹ, Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
4. Thuyết minh
-Dấu hiệu :
+Câu văn chỉ đặc điểm đối tượng.
+Cung cấp về kiến thức giúp người đọc hình dung về đối tượng nào đó.
-Ví dụ : “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 – 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 – 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người. Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút…”.
5. Nghị luận
-Dấu hiệu :
+gồm luận điểm lớn và nhỏ
+Trình bày ý kiến, nêu quan điểm
+Có sử dụng thao tác lập luận
+Dùng lí lẽ, dẫn chứng để nêu quan điểm
+Luận cứ, luận chứng phù hợp
-Ví dụ :
+“Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.
6. Hành chính công vụ
-Dấu hiệu :
+Khuôn mẫu
+Minh xác
+Công vụ
-Ví dụ: Điều 8. Điều kiện kết hôn +Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: * Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
* Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định * Không bị mất năng lực hành vi dân sự * Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 điều 5 của Luật này +Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
+Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
* Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
* Không bị mất năng lực hành vi dân sự
* Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 điều 5 của Luật này
+Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính