cho đề bài trang phục và văn hoá lập dàn bài chi tiết (ko chép mạng)
cho đề bài trang phục và văn hoá lập dàn bài chi tiết (ko chép mạng)
2 bình luận về “cho đề bài trang phục và văn hoá lập dàn bài chi tiết (ko chép mạng)”
Giải đáp:
a. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài:
* Khái niệm:
– “Trang phục” là tất cả những phụ kiện được con người mang, mặc, đeo trên người để phục vụ cho nhu cầu bảo vệ cơ thể, gia tăng sự tiện lợi và nhu cầu thẩm mỹ.
– “Văn hóa” là kết tinh giá trị tinh thần, vật chất do con người tạo ra trong đời sống, được hình thành và chọn lọc trong suốt chiều dài lịch sử.
– Trang phục được xếp vào hàng văn hóa vật thể, có mối liên quan, gắn bó mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau với nền văn hóa của con người.
* Mối liên hệ giữa trang phục và văn hóa:
– Sự phát triển của trang phục cũng là tấm gương phản chiếu sự phát triển của văn hóa, sự phát triển trong tư duy thẩm mỹ.
– Những thói quen, khuynh hướng thẩm mỹ của con người trong từng giai đoạn đã phản ánh vào nhu cầu ăn mặc tạo ra các loại trang phục khác nhau.
– Trang phục của mỗi mỗi dân tộc phản ánh rõ nền văn hóa cũng như những nét đặc sắc trong truyền thống của từng quốc gia, trở thành một biểu tượng của dân tộc:
+ Việt Nam có áo dài với nón lá, Hàn Quốc có Hanbok, Nhật có Kimono, Trung Quốc có sườn xám,…
+ Việt Nam: Người M’nông với các bộ áo váy thổ cẩm, người Tày với quần áo vải bông nhuộm chàm, người Mông với các loại váy áo rực rỡ sắc màu phối xà cạp,…
– Trang phục là một trong những khía cạnh tinh tế nhất của văn hóa:
+ Thể hiện được nhiều mặt của xã hội cũng như bộc lộ những nét cá tính của từng cá nhân.
→ Nhìn vào cách ăn mặc người ta có thể đưa ra những lời đoán định về tính cách, thói quen, nhu cầu, thậm chí là cả tiềm lực của một con người.
+ Trang phục là một trong những phương tiện để thể hiện trình độ văn hóa, khuynh hướng thẩm mỹ cũng như bộc lộ địa vị của một con người trong xã hội.
Trong chế độ phong kiến, quần áo thêu hình rồng chỉ có bậc cửu ngũ chí tôn mới được mặc, trâm cài hình phượng chỉ có bậc mẫu nghi mới được sử dụng,…
Người lao động chân tay thì thường mặc vải thô, cứng, dễ giặt, khó thấy vết bẩn, người làm trong môi trường công sở thì chuộng áo sơ mi, chân váy bút chì,…
* Nhìn nhận về cách lựa chọn trang phục:
– Mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn, tự học hỏi cho mình cách sử dụng trang phục sao cho hợp lý, phù hợp về mục đích, nhu cầu sử dụng.
– Trang phục không chỉ dùng để làm đẹp mà còn bộc lộ cá tính, phong cách, thẩm mĩ của bản thân.
c. Kết bài:
Nêu cảm nhận chung.
Dàn ý Nghị luận trang phục và văn hóa mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: trang phục và văn hóa bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Thân bài
a. Giải thích
Trang phục là những bộ quần áo, váy vóc chúng ta mặc hằng ngày hoặc trong những dịp lễ, sự kiện.
Văn hóa là những nét đẹp truyền thống của con người, mang vẻ đặc trưng của từng vùng miền, lãnh thổ, quốc gia.
Trang phục và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh con người cũng như phản ánh nét đặc trưng của quê hương, đất nược.
b. Phân tích
Việc lựa chọn trang phục hợp lí có vai trò vô cùng quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người mặc mà còn ảnh hưởng đến sự kiện mà người đó tham gia. Trang phục có ảnh hưởng to lớn đến văn hóa.
Trang phục còn phản ánh văn hóa riêng của từng người. Đi làm ăn mặc gọn gàng, đi gặp khách hàng ăn mặc lịch sự, ở nhà ăn mặc thoái mái, đến dự những sự kiện ăn mặc trang trọng,… tất cả những điều này phản ánh trình độ cũng như gu thẩm mĩ, văn hóa ăn mặc của mỗi người.
Từ trang phục, người khác sẽ có cái nhìn, cách đánh giá về ta và quyết định những hành vi của họ đối với ta hoặc đối với những mối quan hệ sắp tới của họ với ta.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài văn của mình.
Gợi ý: Để thu hẹp khoảng cách văn hóa giàu nghèo, nam nữ nên nhiều loại đồng phục đã ra đời. Khi chúng ta khoác lên mình bộ đồng phục thì không phân biệt địa vị, quốc gia, sang hèn, chúng ta trở nên công bằng như nhau, những khoảng cách vô hình cũng như được xóa bỏ.
d. Phản đề
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về cách ăn mặc, trang phục của bản thân. Lại có những người ăn mặc lố lăng, màu mè, phản cảm không phù hợp với hoàn cảnh, với văn hóa,… Những người này cần phải xem xét lại trang phục của bản thân sao cho hợp lí.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: trang phục và văn hóa; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
– “Trang phục” là tất cả những phụ kiện được con người mang, mặc, đeo trên người để phục vụ cho nhu cầu bảo vệ cơ thể, gia tăng sự tiện lợi và nhu cầu thẩm mỹ.
– “Văn hóa” là kết tinh giá trị tinh thần, vật chất do con người tạo ra trong đời sống, được hình thành và chọn lọc trong suốt chiều dài lịch sử.
– Trang phục được xếp vào hàng văn hóa vật thể, có mối liên quan, gắn bó mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau với nền văn hóa của con người.
* Mối liên hệ giữa trang phục và văn hóa:
– Sự phát triển của trang phục cũng là tấm gương phản chiếu sự phát triển của văn hóa, sự phát triển trong tư duy thẩm mỹ.
– Những thói quen, khuynh hướng thẩm mỹ của con người trong từng giai đoạn đã phản ánh vào nhu cầu ăn mặc tạo ra các loại trang phục khác nhau.
– Trang phục của mỗi mỗi dân tộc phản ánh rõ nền văn hóa cũng như những nét đặc sắc trong truyền thống của từng quốc gia, trở thành một biểu tượng của dân tộc
+ Việt Nam có áo dài với nón lá, Hàn Quốc có Hanbok, Nhật có Kimono, Trung Quốc có sườn xám,…
+ Việt Nam: Người M’nông với các bộ áo váy thổ cẩm, người Tày với quần áo vải bông nhuộm chàm, người Mông với các loại váy áo rực rỡ sắc màu phối xà cạp,…
– Trang phục là một trong những khía cạnh tinh tế nhất của văn hóa:
+ Thể hiện được nhiều mặt của xã hội cũng như bộc lộ những nét cá tính của từng cá nhân.
→ Nhìn vào cách ăn mặc người ta có thể đưa ra những lời đoán định về tính cách, thói quen, nhu cầu, thậm chí là cả tiềm lực của một con người.
+ Trang phục là một trong những phương tiện để thể hiện trình độ văn hóa, khuynh hướng thẩm mỹ cũng như bộc lộ địa vị của một con người trong xã hội.
Trong chế độ phong kiến, quần áo thêu hình rồng chỉ có bậc cửu ngũ chí tôn mới được mặc, trâm cài hình phượng chỉ có bậc mẫu nghi mới được sử dụng,…
Người lao động chân tay thì thường mặc vải thô, cứng, dễ giặt, khó thấy vết bẩn, người làm trong môi trường công sở thì chuộng áo sơ mi, chân váy bút chì,…
* Nhìn nhận về cách lựa chọn trang phục:
– Mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn, tự học hỏi cho mình cách sử dụng trang phục sao cho hợp lý, phù hợp về mục đích, nhu cầu sử dụng.
– Trang phục không chỉ dùng để làm đẹp mà còn bộc lộ cá tính, phong cách, thẩm mĩ của bản thân.
2 bình luận về “cho đề bài trang phục và văn hoá lập dàn bài chi tiết (ko chép mạng)”