cho đoạn văn sau : Khi trời trong, gió nhẹ,sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tu

cho đoạn văn sau :
Khi trời trong, gió nhẹ,sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Câu 1 : đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào, tác giả là ai , hoàn cảnh sang tác
Câu 2: biện pháp tu từ trên là gì
Câu 3 : phương thức biểu đạt chính trên là gì
Câu 4 : nêu nội dung chính đoạn thơ trên

2 bình luận về “cho đoạn văn sau : Khi trời trong, gió nhẹ,sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tu”

  1. @Tham khảo ạ
    Câu 1:
    -Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm : “Quê hương”.
    -Tác giả : Tế Hanh.
    -Hoàn cảnh sáng tác : Tác giả đang học ở Huế khi rời xa quê vào miềm Nam sinh sống.
     Câu 2:
    -Biện pháp tu từ đoạn văn trên gồm:
    +So sánh.
    toChiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.
    toCánh buồm trương, to như mảnh hồn làng.
    +Ẩn dụ.
    to”Chiếc thuyền”toĐược ví như ngư dân khi đi đánh cá
     Câu 3:
    -Phương pháp biểu đạt chính của đoạn văn trên là : Biểu cảm.
     Câu 4:
    -Nội dung đoạn trích trên:
    +Nói lên lòng hăng hái của các ngư dân khi ra khơi lúc bầu trời cao rộng, trong trẻo, gió mát nhẹ, bình minh nhuốm màu hồng rực rỡ.
    +Hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với mảnh hồn làng .
    to Nói lên, hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng  thơ mộng ,…

    Trả lời
  2. Câu 1 : Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Quê Hương của Tế Hanh
    – Hoàn cảnh sáng tác : được sáng tác khi tác giả đang theo học ở huế và rời xa quê vào miền Nam sinh sống 
    Câu 2 : Biện pháp tu từ là:
    – So sánh : “chiếc thuyền” với “con tuấn mã”
    – Động từ mạnh : hăng , phăng , vượt
    – Ẩn dụ : “chiếc thuyền” (hình ảnh ngư dân) 
    – So sánh (Tác giả lấy cái hữu hình “cánh buồm” để so sánh với cái trừu tượng “mảnh hồn làng”)
    Câu 3 : Phương thức biểu đạt chính là : biểu cảm
    Câu 4 : Nội dung đoạn thơ trên là :
    – Bức tranh lao động đẹp , tráng lệ , lãng mạn thể hiện khát vọng chinh phục biển cả của ngư dân trong nhịp lao động hăng say và phấn khởi. 
    – Hình ảnh cánh buồm trở thành biểu tượng thiêng liêng của làng quê
    @klynkk

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới