Cho hai câu thơ `:`” Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hông Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá ” `->` Hình ảnh người dân c

Cho hai câu thơ `:`” Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hông
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá ”
`->` Hình ảnh người dân chài không chỉ hiện lên ở hai câu thơ trên mà còn được tác giả miêu tả chân thực qua khổ 3, hãy chép chính xác những câu thơ đó và cho biết đó là vẻ đẹp như thế nào

2 bình luận về “Cho hai câu thơ `:`” Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hông Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá ” `->` Hình ảnh người dân c”

  1. “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
    Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
    – Hình ảnh của những người lao động hiện lên thật đẹp qua ngòi bút của nhà thơ. Họ mang những nét đặc trưng của người dân vùng biển với làn da ngăm rám nắng khỏe mạnh và rắn rỏi. Và đặc biệt nhất là hình ảnh: “nồng thở vị xa xăm. Một hình ảnh vô cùng trừu tượng và giàu liên tưởng. Vị xa xăm ấy hay chính là vị của biển khơi, vị mặn mòi của muối, vị của đất trời, quê hương.

    Trả lời
  2. Các câu thơ miêu tả vẻ đẹp của dân chài:
    “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
    Cả thân hình nồng nở vị xa xăm”
    Tế Hanh nói về làn da của dân chài như sau: ngăm rám nắng. Một nước da ngăm tượng trưng cho sự khỏe mạnh trái ngược với nước da trắng bệch nhợt nhạt, có thể thấy những người chài lưới này khỏe khoắn, chân chất và mộc mạc. Còn “nồng nở vị xa xăm”? “Vị xa xăm” ở đây là mùi nồng mặn của biển khơi sau một ngày chài lưới bội thu. Đấy là cái vẻ đẹp của sức lao động cần mẫn để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc trong lòng người đọc. Tế Hanh đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ thật tinh tế, diễn tả cái mặn mòi, cái hơi thở nồng đượm của biển cả. Từ đó thấy được sự gắn bó mật thiết giữa dân làng chài và biển khơi, vẻ đẹp của những người chài lưới qua bút pháp của tác giả đã trở nên “như thật” nhưng vẫn uyển chuyển. Đây là cái vẻ đẹp cao cả, thực tế và ‘mặn’!
    #Ngoc

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới