Đề 2. Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nếu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành” (không

Đề 2. Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nếu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành” (không chép trên mạng)

2 bình luận về “Đề 2. Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nếu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành” (không”

  1. Đây là bạn của mình, bạn tham khảo nhá!
    Bài làm:
    Học chính là con đường tốt và ngắn nhất để dẫn đến thành công. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số cô cậu học sinh, sinh viên chưa có phương pháp học sao cho đúng. Họ chỉ chú tâm vào việc học lí thuyết, học vẹt, học một cách máy móc,… Cùng bàn về phương pháp học thì ngay từ xưa, Nguyễn Thiếp đã nêu lên những quan niệm tiến bộ của ông về việc học. Ông cho rằng phương pháp đúng đắn và hiệu quả nhất là học phải đi đôi với hành. Hãy cùng tìm hiểu để hiểu rõ về mối quan hệ giữa học và hành nào!
    Để hiểu rõ hơn về phương pháp này chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm: thế nào là”học”? Thế nào là”hành”? Học hay còn gọi là học tập, học hỏi là quá trình tiếp thu kiến thức, trao dồi và bổ sung kinh nghiệm qua sách vở từ đó rút ra những bài học bổ ích. Học ở đây mang tính đi lên góp phần nâng cao kiến thức, làm chủ bản thân và cuộc sống của mình chứ không cầu danh lợi, không để tụt về phía sau. Còn hành hay thực hành là quá trình vận dụng, áp dụng các kiến thức sẵn có hay học được để đưa vào thực tế. Trong bài tấu của Nguyễn Thiếp dâng lên vua Quang Trung thì ông cho rằng, hành là việc vận dụng đạo vào cuộc sống. Biến những kiến thức trừu tượng trở thành việc làm cựu thể thể hiện phẩm chất của một con người.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: ” học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không suông sẻ.” Sao Bác đã nói thế? Ta biết đấy, việc thực hành là việc củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học đưa vào áp dụng trong thực tế. Con người có học mà chỉ biết để kiến thức nằm trên trang giấy thì lâu ngày kiến thức đó sẽ chết mà thôi và khi không biết vận dụng thì học cũng trở nên vô ích. Nếu như bạn để ý kĩ, sau mỗi bài học thì luôn đi kèm theo những bài tập, những tiết học thực hành, thí nghiệm để củng cố và khắc sâu kiến thức. Từ xa xưa, đối với những sĩ tử đi học là để học đạo. Đạo là lẽ đối sử hằng ngày của mọi người. Người đi học mà không biết rõ đạo, không biết vận dụng đạo lí đã học để ứng sử với mọi người xung quanh mà chỉ đua nhau lối học hình thức, học cầu danh lợi thì dẫn đến “chúa tầm thường, thần nịnh hót” và hậu quả không thể thiếu là “nước mất, nhà tan.” Và nếu chúng ta biết vận dụng đạo vào cuộc sống thì xã hội sẽ tốt hơn rất nhiều. Nguyễn Thiếp cũng đã nhấn mạnh” đạo học thành thì nhiều người tốt. Nhiều người tốt thì triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị.”
    Ngược lại thì sao? Nếu thực hành mà không có sự dẫn dắt của lí thuyết thì liệu có được không? Lí thuyết, kiến thức như là nền tảng có tác dụng định hướng, dẫn dắt thực hành tốt hơn. Khi không có lí thuyết thì thực hành khó mà đạt được mục đích và gặp nhiều trở ngại. Chẳng khác gì người đi trong bóng đêm tối đen, mịt mù không có chút ánh sáng để soi đường. Các bạn có thể làm được các bài tập, thí nghiệm ngay lần đầu mà không cần sự hướng dẫn, hỗ trợ của thầy cô không? Qua đó có thể thấy được mối quan hệ mật thiết giữa học và hành. Chúng luôn đi đôi và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Đồng thời hiểu được tại sao học phải đi đôi với hành.
    Hiện nay vẫn còn nhiều cô cậu học sinh hay thậm chí là sinh viên vẫn chỉ chú tâm vào học lối học hình thức, học một cách máy móc, … liệu có đạt được mục tiêu của mình không? Chỉ chú trọng vào lí thuyết thì chúng ta chỉ biết được kiến thức suông và không vận dụng vào đời sống đường. Điều đó là trở ngại lớn nhất đối với bước tiến của ta trên chặng đường tiến đến thành công. Trước khi quá muộn, hãy xây dựng cái phương pháp phù hợp với bản thân và đặc biệt học phải đi đôi với hành. Đồng thời cũng lên án và phê phán những bạn có lối học hình thức, học vẹt nhằm cầu danh lợi.
    Qua việc tìm hiểu tác dụng của phương pháp học đi đôi với hành và mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành ta có thể thấy cái quan niệm tiến bộ của Nguyễn Thiếp về việc học là luôn đúng với mọi thời đại. Ngay từ bây giờ hãy vận dụng kiến thức đã học vào đời sống để mỗi bài học của chúng ta là một chuyến phiêu lưu thú vị và bổ ích. Đừng học một đàng hành một nẻo. Vừa mất thời gian, công sức, lại không có lợi ích cho xã hội. Hãy học và hành để trở thành người có tri thức, thực hiện được ước mơ và góp phần xây dựng đất nước ngày một phát triển.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới