Đề 3: Hiện nay, có một bộ phận các bạn học sinh phát ngôn bừa bãi, nói tục, chửi thề làm mất đi sự trong sáng của ngôn ngữ ti

Đề 3: Hiện nay, có một bộ phận các bạn học sinh phát ngôn bừa bãi, nói tục, chửi thề làm mất đi sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt cũng như làm mất đi vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của lứa tuổi học trò. Em hãy viết một đoạn văn (từ 15 đến 20 câu) nêu suy nghĩ của em về những hậu quả của hiện tượng trên.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC ĐỂ VIẾT ĐOẠN VĂN
1. Mở đoạn:
– Giới thiệu hiện tượng mà đề yêu cầu
– Thể hiện thái độ đánh giá của bản thân về hiện tượng đó
2. Thân đoạn:
– Trình bày khái niệm
– Nêu biểu hiện
– Trình bày nguyên nhân hoặc hậu quả hoặc giải pháp,tùy vào yêu cầu đề.
– Đưa ra bài học nhận thức và hành động đúng.
3. Kết đoạn:
– Khẳng định lại hiện tượng
– Liên hệ bản thân

1 bình luận về “Đề 3: Hiện nay, có một bộ phận các bạn học sinh phát ngôn bừa bãi, nói tục, chửi thề làm mất đi sự trong sáng của ngôn ngữ ti”

  1. Trường học vốn là một môi trường văn hóa lành mạnh. Ở đó diễn ra các hoạt động truyền thụ và lĩnh hội  tri thức, tu dưỡng đạo đức và rèn luyện sức khỏe, kĩ năng sống… Cho nên khi đến bất kì trường học nào, chúng ta cũng đều dễ dàng thấy khẩu hiệu: Tiên học lễ hậu học văn…Tuy nhiên thực tế hiện nay có tình trạng phản giáo dục đang diễn ra ngay trong môi trường văn hóa này, gây nhức nhối. “ Nói tục, chửi bậy” là hiện tượng sử dụng những ngôn ngữ thiếu văn hóa trong giao tiếp thường ngày. Đó thường là những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm người khác nhưng đôi khi cũng chỉ là lời nói quen mồm nhưng lại mang lại cảm giác phản cảm. Đây là những hành vi tiêu cực, thiếu văn hoá. Tình trạng nói trục chửi bậy trong học đường dưới nhiều hình thức ở đối tượng học sinh đang ngày càng gia tăng, trở thành một mối quan tâm, lo lắng của nhiều học sinh, thầy cô, cha mẹ..Đó là: Học sinh thường dùng những lời lẽ tục tĩu, thô lỗ, thiếu lễ độ, thiếu chuẩn mực vi phạm khi giao tiếp: bình thường khi nói chuyện, nô đùa với nhau như “ tao – mày”; “ tao – nó” ,…Còn khi xảy ra xung đột, mâu thuẫn thì biết bao nhiêu “ mĩ từ: được văng ra rất tự nhiên từ miệng của biết bao bạn nữ xinh xắn hoặc bạn nam có khuôn mặt khôi ngô tuấn tú: “ thằng nọ – con kia”….không biết dùng từ gì để diễn tả… Có khi các bạn còn dùng lời lẽ thiếu tế nhị để trêu chọc hoặc xúc phạm danh dự của người khác. “ cái con ấy” – “ con thằng kia xấu bỏ mẹ”  hay mang ngay tên phụ huỵnh ra để gọi nhau…Nhiều học sinh còn dùng cả ngôn ngữ chát, tiếng lóng, tiếng nước ngoài, các phương tiện phi ngôn ngứ có hàm nghĩa xấu trong giao tiếp hằng ngày như  giơ ngón tay trỏ. Không chỉ nói tục, chửi bậy với các bạn đồng trang lứa mà còn cả với những người lớn tuổi, với thầy cô giáo, với cha mẹ qua cách trả lời chỏng lỏn, thiếu chủ ngữ khi giao tiếp hay khi nói chuyện với nhau. Gọi “bố mẹ, thầy cô” là “ ông ấy, bà nọ, mụ ấy…” … Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức, văn hóa nhà tường trong giao tiếp. Nói tục chửi thề đang có xu hướng ảnh hưởng tràn lan trong và ngoài trường học, Nói tục, chửi bậy trong trường “ chưa đủ”, các bạn còn kéo nhau nói tục chửi bậy trên mạng xã hội. Họ đã thứ ngôn ngữ rác bẩn của mìm làm ô nhiệm môi trường văn hoá. Hiện tượng nói tục chửi bậy là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan: Về khách quan, Trước hết là do sự phát triển khoa học công nghệ thông tin, sự xâm nhập tràn lan của các nền văn hóa ngoại lai thiếu chuẩn mực. khiến cho nhận thức của học sinh về ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa và đạo đức trở nên lệch lạc. Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính chất tục tĩu….nhan nhản làm vẩn đục tâm hồn, tiêm nhiễm ngôn ngữ không lành mạnh. Do ảnh hưởng từ môi trường giáo dục của gia đình. Bố mẹ chưa là tấm gương sáng cho con học tập. Bởi cha ông ta đã từng nói “ trẻ lên ba, cả nhà tập nói” hay “ Ở bầu thì tròn/ ở ống thì dài” chính là vì điều ấy. Nhưng chủ quan cũng chỉ vì những lí do rất không đâu: do thói quen “ cửa miệng” Một lần nói bậy được, nhiều lần nói tục thành ra quen miệng. Ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hậu quả của thực trạng trên: Đánh mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Tự đánh mất vị thế, nhân cách của bản thân và gia đinh trong con mắt của người khác. Làm xấu đi hình ảnh của môi trường học đường. Tạo hiệu ứng lan toả tiêu cực xấu đến nhà trường, thầy cô và nhiều hs khác… Đứng trước thực trạng này: gia đình, nhà trường và xã hội cần phải cùng vào cuộc, chung tay: Gia đình phải quan tâm yêu thương, sát sao uốn nắn giáo dục hành vi con. Có mối liên hệ thường xuyên mật thiết với nhà trường. Phải lập lại kỷ cương nề nếp trong nhà trường, xây dựng môi trường học đường “ kỉ cương, tình thương và trách nhiệm”. Các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những trang mạng văn hoá tiêu cực như Tiktok …. tạo ra những sân chơi bổ ích, giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để các bạn hiểu: ngôn ngữ đẹp là chìa khoá  mở cửa tâm hồn, cảm xúc lối sống yêu thương, là thứ vũ khí “ mạnh hơn” mọi bom đạn tối tân…. Tóm lại,  nói tục chửi bậy đang là một vấn nạn, một hiện tượng tiêu cực làm suy đồi đạo đức nhân cách, lối sống của thế hệ trẻ. Vậy để trả lại môi trường học đường trong sáng, lành mạnh cho học sinh, sinh viên. Và cũng để mỗi học sinh, sinh viên chính là những chủ nhân tương lai của đất nước có đủ đức, đủ tài, là những công dân toàn cầu trong thời kì hội nhập với thế giới, tất cả chúng ta cần chung tay nói không với nói tục, chửi bậy.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới