ĐỀ 4: Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phon

ĐỀ 4:
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị
a. Cho biết đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Nêu nội dung của đoạn văn trên.
Câu 2:
a. Thế nào là câu bị động ? Chuyển các câu chủ động sau thành câu bị động.
« Trong giờ học toán, thầy giáo phê bình Tâm vì không làm bài tập về nhà. »

2 bình luận về “ĐỀ 4: Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phon”

  1. a, – Trích từ văn bản : Đức tính giản dị của Bác Hồ
     – Tác giả : Phạm Văn Đồng
    b, Nội dung : sự giản dị của Bác Hồ trong đời sống.
    Câu 2 : 
    a, Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác . 
    – Chuyển : 
    + :Trong giờ học toán, Tâm bị thầy giáo phê bình vì không làm bài tập về nhà.
    #Tâm

    Trả lời
  2. Cho biết đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
    Đức tính giản dị của Bác Hồ- Phạm Văn Đồng
    Nêu nội dung của đoạn văn trên.
    Bác Hồ giản dị trong lời nói và bài viết.
    Thế nào là câu bị động ? Chuyển các câu chủ động sau thành câu bị động.
    « Trong giờ học toán, thầy giáo phê bình Tâm vì không làm bài tập về nhà. »
    Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người( vật) được hành động của người( vật) khác hướng vào.
    Chuyển:Trong giờ học Toán, Tâm bị thầy giáo phê bình vì không làm bài tập về nhà.
    #khespheranaza
    @MamNonHuongSen.edu.vn

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới