Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đo

Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất
A các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn ?nêu rõ các câu văn có biện pháp tu từ đó.
B tác dụng của biện pháp tu từ vừa tìm được
C dấu chấm phẩy trong câu Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Có công dụng gì?
D tìm thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn
HELP MEEEEEEEEEEEE.MIK CẦN GẤP Ạ

2 bình luận về “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đo”

  1. a. Biện pháp tu từ: so sánh  
    => “người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.”
    b. Tác dụng:
    So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau. (Theo ngữ liệu của sách giáo khoa lớp 6 cũ)

    c. ngăn cách các vế của 1 câu ghép
    d. từ chiều đến giờ

    Trả lời
  2. Câu 1: 
    – Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: Liệt kê. 
    + Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.
    + Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ. 
    – Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: So sánh.
    + Người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.
    Câu 2: 
    – Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt trong câu văn. Nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật được những hoạt động của người dân trong công cuộc bảo vệ con đê của làng để ngăn cơn bão. Đồng thời qua đó, nhà văn Phạm Duy Tốn ngầm tố cáo, phê phán bộ mặt bất nhân, tàn nhẫn của tầng lớp xã hội phong kiến ngày xưa đã gây nên bao đau khổ, bi thảm cho nhân dân. 
    Câu 3: 
    Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
    – Chủ ngữ 1: Nước sông Nhị Hà. 
    – Vị ngữ 1: lên to quá. 
    – Chủ ngữ 2: Khúc đê. 
    – Vị ngữ 2: làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
    => Tác dụng: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. 
    Câu 4: 
    (1) Gần 1 giờ đêm: Trạng ngữ chỉ thời gian.
    (2) Khúc đê làng X thuộc phủ X: Trạng ngữ chỉ nơi chốn. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới