” Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiêng sầu,..” a.chỉ rõ và nêu tác dụng của biệ

” Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiêng sầu,..”
a.chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ trên?
b.xác định một trường từ vựng có trong 2 dòng thơ?

2 bình luận về “” Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiêng sầu,..” a.chỉ rõ và nêu tác dụng của biệ”

  1. “Giấy đỏ buồn không thắm
    Mực đọng trong nghiên sầu…”
    a)
    *** Chỉ ra biện pháp tu từ:
    #Nhân hóa:
    Giải thích:
    – Giấy, mực là vật vô tri vô giác. Nhưng lại được gắn với các tính từ “buồn” ; “sầu”
    -> Giấy biết buồn
    -> Mực biết sầu
    => Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm trạng thái của người để chỉ vật.
    => Nhân hóa.
    * Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm. Khêu gợi nỗi buồn da diết cho người đọc, có giá trị nghệ thuật cao.
    #Ẩn dụ:
    Giải thích:
    – Hình ảnh “giấy đồ” tượng trưng cho “ông đồ”
    -> Mượn hình ảnh giấy để nói lên nỗi buồn của Ông đồ
    => Ẩn dụ.
    * Tác dụng: tăng sức biểu cảm, khơi dậy nỗi đau cho người đọc, có giá trị nghệ thuật cao.
    b)
    *** Xác định trường từ vựng:
    * Trường từ vựng chỉ đồ nghề của ông đồ: giấy đỏ, mực, nghiên.

    Trả lời
  2. a) BPTT được sử dụng trong đoạn thơ trên là : Nhân hóa ( giấy đỏ qua từ ” buồn ” , mực qua từ ” nghiên sầu  )
    Tác dụng ( 3 ý ) 
    ⇒ Tác dụng về mặt nghệ thuật : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm và sự diễn đạt cho đoạn thơ 
    ⇒ Tác dụng về mặt nội dung : qua việc nhân hóa như vậy nhằm nhấn mạnh với người đọc rằng ông đồ thì vẫn ngồi đấy , vẫn chăm chỉ , nhưng người ta lại chẳng quan tâm ông 
    ⇒ Cho thấy được rằng ông đồ trong xã hội phát triển đang bị phai mờ quên lãng
    ⇒ Qua A nói B ( Qua hoàn cảnh đáng thương ấy tác giả thể hiện niềm sự đồng cảm , thấu hiểu  cho hoàn cảnh éo le của ông )
    b) Trường từ vựng có trong đoạn thơ trên là trường từ vựng về dụng cụ viết thư pháp
    Giấy đỏ , mực 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới