Hai câu cuối trong khổ thơ thứ hai bài thơ Quê Hương đã sử dụng những biện pháp tu từ gì Tác dụng

Hai câu cuối trong khổ thơ thứ hai bài thơ Quê Hương đã sử dụng những biện pháp tu từ gì
Tác dụng

1 bình luận về “Hai câu cuối trong khổ thơ thứ hai bài thơ Quê Hương đã sử dụng những biện pháp tu từ gì Tác dụng”

  1. “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
    Biện pháp tu từ :
    +So sánh ( kèm ẩn dụ ) : ” Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng “
    +Nhân hóa ” rướn thân trắng bao la thâu góp gió “
    +Dấu chấm lửng . 
    Tác dụng :
    + Nhấn mạnh hình ảnh cánh buồm lớn lao giữa biển khơi bao la , to lớn như  linh hồn thiêng liêng , quý giá của ngôi làng , hay chính là quê hương . 
    +Nhấn mạnh mảnh hồn làng chính là những tâm tư , ước vọng về cuộc sống của người ngư dân , họ đã gửi gắm vào cánh buồm để nó trôi xa cho biển cả lắng nghe .
    +Nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết , gắn bó của ngôi làng với cánh buồm , gián tiếp là biển khơi .
    +Cánh buồm vốn là sự vật vô tri nhưng nhờ có phép nhân hóa mà cánh buồm có thể ” rướn ” và ” thâu ” . Cánh buồm dường như có suy nghĩ , cố gắng ” rướn ” bản thân mình rộng , ” thâu ” cơn gió cho con thuyền trôi ra nhanh để làm công việc cùng ngư dân.
    +Khiến hình ảnh thơ mộng , làm nổi bật hình thể cánh buồm , gợi lên những tâm tư tình cảm của ngư dân gửi gắm vào cánh buồm . 
    +Thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng , nỗi nhớ quê hương tha thiết của tác giả.
    +Thể hiện tâm hồn tinh tế , nhạy cảm , yêu thiên nhiên của tác giả .
    +Dấu chấm lửng tạo không gian mở , thể hiện sự chủ động , khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới