Hãy cho biết đặc điểm và chức năng của các bài sau : Câu nghi vấn , Câu cảm thán , Câu cầu khiến và cho mỗi kiểu câu 1 đến 2

Hãy cho biết đặc điểm và chức năng của các bài sau : Câu nghi vấn , Câu cảm thán , Câu cầu khiến và cho mỗi kiểu câu 1 đến 2 ví dụ.

2 bình luận về “Hãy cho biết đặc điểm và chức năng của các bài sau : Câu nghi vấn , Câu cảm thán , Câu cầu khiến và cho mỗi kiểu câu 1 đến 2”

  1. Câu nghi vấn: cuối câu có dấu chấm hỏi, chức năng là đặt một thắc mắc vào một vấn đề nào đó
    ví dụ: Có sao không ?
    mấy giờ rồi ạ ?
    câu cảm thán: cuối câu thường là dấu chấm than, chức năng là bộc lộ cảm xúc, thái độ,…
    ví dụ
    đẹp quá ạ !
    hay quá ạ !
    câm khiến: cuối câu là một dấu chấm than, nếu vấn đề khong được nhấn mạnh thì thường là dấu chấm, chức năng là dùng để nhờ một ai đó làm việc cho mình
    ví dụ
    lấy hộ em cây bút ạ !
    em lau bảng cho cô nhé.

    Trả lời
  2. – Câu nghi vấn:  Câu nghi vấn là loại câu dùng để hỏi, nêu lên điều chưa rõ về sự vật, sự việc… và cần được giải đáp. Câu nghi vấn thường sử dụng những từ nghi vấn ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)…
    vd: bạn ăn cơm chưa ?
    – Câu cảm thán :Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ cảm xúc của con người như vui vẻ hay đau buồn, ngạc nhiên,… Hoặc cũng có thể dùng để bộc lộ cảm xúc của sự vật hay hiện tượng. Dấu hiệu nhận biết câu cảm thán là thường kết thúc bằng dấu chấm than hoặc có từ cảm thán như ôi chao, ôi trời, trời ơi, hỡi ơi,…
    vd: chao ôi! bức tranh đẹp quá
    – Câu cầu khiến:  Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cần cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,.. Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
    vd: bạn làm phụ tôi cái này với!

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới