Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi n

Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trong yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Văn bản đó được viết theo thể loại gì? Nêu những hiểu biết của em về thể loại đó?
b. Khi kết thúc văn bản trên, tác giả đã viết: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? Em hãy xác định kiểu câu của hai câu văn trên (phân lọai theo mục đích nói) và cho biết cách kết thúc ấy có tác dụng như thế nào?

2 bình luận về “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi n”

  1. a.  Đoạn văn trên trích trong Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn
    Thể loại: chiếu
    + là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh
    + có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi
    + được công bố và đón nhận một cách trang trọng
    b. 
    – Xét theo mục đích nói:
    “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.” – câu: câu trần thuật
    “Các khanh nghĩ thế nào ?” – câu nghi vấn
    Tác dụng: Cho thấy sự tôn trọng của vua với quần thần. Vua không tự ý quyết định mà muốn có sự bàn bạc, thống nhất, nhất trí giữa vua và quan. 

    Trả lời
  2. a,
    – Đoạn văn trên trích trong văn bản: Chiếu dời đô
    – Tác giả: Lí Công Uẩn
    – Văn bản được viết theo thể loại: chiếu
    – Hiểu biết của em về thể loại đó: 
    + là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh
    + có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi
    + được công bố và đón nhận trang trọng
    b,
    – Xét theo mục đích nói, câu:
    + “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.” thuộc kiểu câu: câu trần thuật( dùng để trình bày)
    + “Các khanh nghĩ thế nào ?” thuộc kiểu câu: câu nghi vấn ( dùng để hỏi)
    -> Tác dụng cách kết thúc trên: nói lên đề nghị, ý định của nhà vua về việc dời đô.Đồng thời, ông lắng nghe, tham khảo ý kiến của các quan trong triều về ý định ấy nhằm tạo sự thống nhất giữa vua với quan

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới