I. Đọc – hiểu: Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Ngục trung vô tu diệc vô hoa, Đối thủ lương tiêu nại nhược hà?

I. Đọc – hiểu: Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Ngục trung vô tu diệc vô hoa,
Đối thủ lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thì gia.
(Hồ Chí Minh, Vọng nguyệt)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
C, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
C, Câu thơ Đối thủ lương tiêu nại nhược hà? Thuộc kiểu câu gì? Nếu chức năng.
D, Qua bài thơ, em hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh?

2 bình luận về “I. Đọc – hiểu: Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Ngục trung vô tu diệc vô hoa, Đối thủ lương tiêu nại nhược hà?”

  1. a. PTBĐ chính : Biểu cảm
    b
    -Hoàn cảnh : Trong tù, nơi chỉ có 4 bức tường tăm tối và xiềng xích
    c
    -Kiểu câu : Câu nghi vấn
    -Chức năng : Bộc lộ cảm xúc
    d.
    -Qua bài thơ Ngắm trăng, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác một cách thật sâu sắc. Trong điều kiện thiếu thốn của nhà tù, việc ngắm trăng của Bác cũng thành bữa tiệc thiếu thốn rất nhiều những quy chuẩn của việc chơi trăng, ngắm trăng vốn có. Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông, Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình. Thể xác bị giam cầm nhưng tâm hồn Bác vẫn bay bổng với thiên nhiên. Điều đó được lí giải bởi tình yêu của Bác đối với thiên nhiên và còn bởi một tinh thần “thép” không bị khuất phục bởi cái xấu, cái ác. Trăng trong sáng, lòng người cũng trong sáng nên giữa trăng và người đã có sự giao hòa tuyệt vời: Trong hoàn cảnh ấy, con người thường chỉ quay quắt với cái đói, cái đau và sự hận thù. Nhưng Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, Người lại hướng đến ánh trăng trong sáng, dịu hiền. Có thể thấy được phong thái ung dung của Bác trong cảnh đọa đầy, phong thái này không phải dễ có được, phải là người có chí hướng lớn, luôn lạc quan mới có thể giữ cho mình tấm lòng thanh thuần kể cả trong chốn lao tù như thế.

    Trả lời
  2. a,phương thức biểu đạt chính của bài thơ:biểu cảm
    b,bác hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh:thiếu thốn,khó khăn(không đủ điều kiện để thưởng thức cái đẹp,ngắm trăng).
    c,câu thơ “đối thủ lương tiêu nại nhược hà”thuộc kiểu câu:câu hỏi tu từ.
    Chức năng:diễn tả/bộc lộ cảm xúc bối rối,xốn xang trước ánh trăng đẹp

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới