kể tên các kiểu câu đã học theo mục đích nói? nêu đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu chia theo mục đích
kể tên các kiểu câu đã học theo mục đích nói?
nêu đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu chia theo mục đích
1 bình luận về “kể tên các kiểu câu đã học theo mục đích nói? nêu đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu chia theo mục đích”
1. Câu nghi vấn
Đặc điểm hình thức:Hình thức: thể hiện thông qua các từ để hỏi như: à, ư, này, chưa, không, có không, khi nào, ở đâu, vì sao…và có dấu chấm hỏi cuối câu.
Chức năng: Chức năng chính: để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn thực hiện các chức năng khác như để chào xã giao , để cầu khiến, ra lệnh, để đe dọa, để khẳng định/phủ định, để bộc lộ cảm xúc
2. Câu cầu khiến :
Đặc điểm hình thức :Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…hoặc cuối câu có dấu chấm than hoặc câu có ngữ điệu cầu khiến.
Chức năng:Chức năng chính: để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh… ai đó làm gì.
3. Câu cảm thán :
Đặc điểm hình thức:Dấu hiệu nhận biết: có các từ cảm thán như trời ơi, than ôi, ôi, thương thay...hoặc cuối câu có dấu chấm than.
Chức năng :Chức năng chính: để bộc lộ cảm xúc.
4.Câu trần thuật
Đặc điểm hình thức:Kết thúc câu là dấu chấm câu.
+) lưu ý trường hợp đặc biệt của câu trần thuật là câu phủ định. Câu phủ định là câu có từ phủ định (không, chẳng, chưa, đâu có, đâu…).
Chức năng:Đây là kiểu câu phổ biến nhất trong giao tiếp. Nó có chức năng chính là kể, tả, thông báo, giới thiệu…Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện một số chức năng khác như yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc…
1 bình luận về “kể tên các kiểu câu đã học theo mục đích nói? nêu đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu chia theo mục đích”