Khi trời trong gió nhẹ sớm Mai Hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con Tuấn mã Phăng mái

Khi trời trong gió nhẹ sớm Mai Hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con Tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Câu1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? của ai ?Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
Câu2. Câu thơ
“Khi trời trong gió nhẹ sớm Mai Hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”
Thuộc kiểu câu nào theo mục đích ? xác định hành động nói và cách thực hiện hành động nói của câu đó.
Câu3. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ rồi Cho biết cách biện pháp tu từ đó góp phần thể hiện nội dung chính của đoạn thơ như thế nào
GIÚP VỚI Ạ

2 bình luận về “Khi trời trong gió nhẹ sớm Mai Hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con Tuấn mã Phăng mái”

  1. Câu 1 
    Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm Quê Hương của Tác giả Tế Hanh
    Hoàn cảnh sáng tác : sáng tác vào năm 1939 in trong tập Hoa Niên 
    câu 2
    Thuộc kiểu câu trần thuật
    Hành động nói là trình bày (kể lại)
    câu 3 
    Biện pháp tu từ :so sách 

    Trả lời
  2. Chào em, em tham khảo gợi ý:
    1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh. 
    Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Bài thơ “Quê hương” được Tế Hanh viết vào năm 1939, khi ông 18 tuổi đang học Trung học tại Huế. Tế Hanh yêu tha thiết quê hương mình, cái làng chài ven biển có con sông Trà Bồng uốn khúc bao quanh. Khi xa quê, hình ảnh ấy luôn thường trực trong nỗi nhớ của ông. Bài thơ cất lên giai đoạn ngọt ngào, trong trẻo, thiết tha chính từ làng quê và nỗi nhớ ấy. 
    2. Hai câu thơ đó thuộc kiểu câu trần thuật thực hiện hành động nói trình bày, đây là kiểu hành động nói trực tiếp.
    3. Biện pháp tu từ so sánh: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”; nhân hoán: “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
    – Tác dụng:
    + Tạo cách diễn đạt gợi hình, gợi cảm.
    + Gợi lên hình ảnh con thuyền đang băng mình ra khơi thật dũng mãnh, làm chủ biển khơi bao la. Hình ảnh so sánh cho thấy vẻ đẹp, sự khỏe khoắn của con thuyền.
    + Bằng phép so sánh và nhân hóa, cánh buồm vừa có hình, vừa có hồn, trở thành biểu tượng của làng chài thân thương, chứa đựng trong nó hồn thiêng quê hương, ẩn chứa trong đó bao hi vọng của dân chài về những chuyến ra khơi bình yên. Cánh buồm là quê hương theo bước chân những người đi biển, nâng đỡ động viên họ mạnh mẽ, vững tin trong hành trình lao động. Mang trong mình rất nhiều ý nghĩa, cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc hàng ngày bỗng trở nên đẹp đẽ, ấm áp, vừa lớn lao thiêng liêng vừa thơ mộng, hùng tráng

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới