LÀM EM TỪ 2 CÂU Phần 1:Cho câu thơ sau : Khi con tu hú gọi bầy (Trích Khi con tu hú Tố Hữu) Câu 1: Chép 5 câu thơ tiếp the

LÀM EM TỪ 2 CÂU
Phần 1:Cho câu thơ sau :
Khi con tu hú gọi bầy

(Trích Khi con tu hú Tố Hữu)
Câu 1: Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ và cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt ngoài sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
Câu 2: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 3: Những sắc màu nào được tác giả nhắc tới trong đoạn thơ?
Câu 4:Trong bài thơ, tiếng chim tu hú mở đầu và khép lại bài thơ có ý nghĩa gì? Kể tên một bài thơ cũng có kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng như thế.
Câu 5:Viết đoạn văn qui nạp khoảng 12 nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong 6 câu thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ. (Gạch chân, chú thích rõ)

1 bình luận về “LÀM EM TỪ 2 CÂU Phần 1:Cho câu thơ sau : Khi con tu hú gọi bầy (Trích Khi con tu hú Tố Hữu) Câu 1: Chép 5 câu thơ tiếp the”

  1. Câu 2:
    – Từ ngữ chọn lọc, chi tiết đặc sắc: những đéng từ mạnh mẽ: dậy, lộn nhào.
    – Những tính từ chín, ngọt, đầy, rộng, cao để diễn tả sự hoạt động, sự căng đầy nhựa sống của mùa hè. Bầu trời được mở rộng và cao thêm những
    – Viết theo thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.
    – Lời thơ giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.
    – Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha, khi lại sôi nổi, mạnh mẽ. – Lời thơ đầy ấn tượng.
    – Sử dụng các biện pháp tu từ liệt kê,vừa tạo nên tính thống nhất về chủ đề văn từ liệt kê… bản, vừa thể hiện cảm nhận về sự đối lập giữa niềm khao khát sự sống đích thực, đầy ý nghĩa.
    Câu 3:
    – Màu sắc:
      + Màu vàng của cánh đồng lúa chín và những bắp ngô.
      + Màu hồng đào của nắng
      + Màu xanh của bầu trời
    -> Màu sắc sống động, tươi tắn và rực rỡ.
    Câu 4:
    -Nếu tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng chim gọi hè, sứ giả báo hiệu mùa hè đến, mở ra một khung cảnh mùa hè rộn ràng, đẹp đẽ thì tiếng tu hú cuối bài là tiếng kêu đầy khắc khoải, da diết gợi sự bức bối, thôi thúc khát khao cuộc sống bên ngoài.
    -Tên một bài thơ cũng có kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng là:
      +Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
      +Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
    Câu 5:
      Trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:”Khi con tu hú gọi bầy”. Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình (“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa”). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái “đang chín, ngọt dần”. Những hình ảnh thơ tiếp theo như “vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng”. Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời không những là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc mà nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”.
    Bạn tham khảo nhé!

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới