lập dàn ý cách thuyết minh về một ngôi chùa

lập dàn ý cách thuyết minh về một ngôi chùa

2 bình luận về “lập dàn ý cách thuyết minh về một ngôi chùa”

  1. A. Dàn Ý Chung Thuyết Minh Về Một Ngôi Chùa
    1. Mở bài
    – Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Ngôi chùa mà em định giới thiệu.
    – Cảm nghĩ khái quát của em về ngôi chùa đó.
    2. Thân bài
    a) Giới thiệu khái quát:
    – Vị trí địa lí, địa chỉ
    – Diện tích
    – Phương tiện di chuyển đến đó
    – Khung cảnh xung quanh
    b) Giới thiệu về lịch sử hình thành:
    – Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành
    – Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)
    c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật
    – Cấu trúc khi nhìn từ xa…
    – Chi tiết…
    d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của Ngôi chùa đó đối với:
    – Địa phương…
    – Đất nước…
    3. Kết bài
    – Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh.
    – Nêu cảm nghĩ của bản thân.
     VD: lập dàn ý về chùa keo- Thái Bình
    1. Mở bài
    – Giới thiệu danh thắng chùa Keo, Thái Bình, có thể sử dụng lời thơ để dẫn dắt:
    ” Dù cho cha đánh, mẹ treo
    Cũng không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.”
    – Đây là ngôi chùa cổ lâu đời nhất, độc đáo nhất và là biểu tượng, niềm tự hào của người dân Thái Bình.
    2. Thân bài
    a) Giới thiệu khái quát
    – Vị trí địa lí: Cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km
    – Chùa Keo tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
    – Diện tích: 58000 km2
    – Phương tiện di chuyển: Có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô.
    – Khung cảnh khái quát: Chùa nằm ven chân đê sông Hồng, giữa những cánh đồng lúa xanh rờn thẳng cánh cò bay, cây cối tươi tốt quanh năm bởi nước phù sa bồi đắp.
    b) Nguồn gốc và lịch sử hình thành
    – Đây là ngôi chùa cổ, đã tồn tại khoảng 400 năm, năm bắt đầu xây dựng là 1630, đến năm 1632 thì hoàn thành.
    – Xây dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê.
    – Lịch sử hình thành: Trước đây, chùa có tên gọi là Nghiêm Thần Quang, do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng tại Giao Thủy (Nam Định); nhưng sau đó trải qua nhiều đợt lụt, mua lũ lớn đã cuốn trôi ngôi chùa. Dân cư nơi này đã bỏ quê ra đi, nửa đến Đông Nam hữu ngạn của sông Hồng, định cư và xây dựng chùa Keo (Hành Thiện) nay thuộc Nam Định; phần dân còn lại vượt sông đến vùng Đông Bắc tả ngạn của sông Hồng, định cư và xây dựng chùa Keo thuộc Thái Bình ngày nay.
    – Tên gọi: Chùa Keo (Thái Bình) có tên khác là Thần Quang Tự, Keo là tên gọi Nôm của Giao Thủy.
    c) Kiến trúc chùa Keo
    – Toàn bộ gỗ làm chùa đều là gỗ lim, rất chắc chắn bởi vậy dù trải qua nhiều biến đổi của thời gian nhưng đây là một trong số những ngôi chùa cổ còn giữ được nguyên vẹn đến tận ngày nay.
    – Cấu tạo:
    + Tổng gồm 16 tòa, 126 gian trong đó có 12 tòa và 102 gian chính.
    + Kiến trúc chính gồm: Tam quan nội, ngoại, Chùa Phật, các tòa bao gồm chùa Ông Hộ, Ống Muống, Tam Bảo, Đền Thánh, Giá Roi, Thiêu Hương, Phụ Quốc, Thượng Điện và Gác Chuông. Ngoài ra còn có các khu tăng xá, nhà khách, khu nhà dành cho ban quản lí chùa.
    + Kiến trúc tiêu biểu: Gác Chuông có kiến trúc độc đáo tiêu biểu cho kiến trúc thời Lê, cao 11 mét, gồm 3 tầng (tầng 1 treo chiếc khánh đá dài 1 mét 2, tầng 2 là quả chuông đồng cao 1 mét 3 đúc vào thời vua Lê Hy Tông, tầng 3 và tầng trên cùng treo chiếc chuông nhỏ cao hơn nửa mét. Đặc biệt nhất là mái gác chuông có kết cấu gần 100 đàn đầu voi; toàn bộ khung đều làm bằng gỗ chắc gắn với nhau bằng mộng.
    – Chùa bố trí, sắp xếp giàn tượng pháp thành các lớp và lưu giữ một số lượng lớn các bảo vật, cổ vật có giá trị hàng trăm năm: Đồ gốm, nhang án thời Lê, đôi chân đèn thời Mạc,…
    – Khung cảnh chùa Keo, Thái Bình:
    + Mặt nước ở cả 3 mặt trước và hai bên tạo ra không gian thoáng đãng tạo cảm giác ngôi chùa vươn cao giống như đóa hoa sen giữa mặt hồ.
    + Các tòa tháp, các gian được bố trí đơn giản, tỉ lệ cân đối, không quá đồ sộ nhưng cũng không nghèo nàn.
    + Ngoại cảnh: Bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ xanh tốt quanh năm tạo vẻ cổ kính, trong khuôn viên chùa trồng rất nhiều loài hoa quý, cây xanh…
    – Lễ hội chùa Keo diễn ra hằng năm vào ngày 13, 14, 15 tháng 9 (Âm lịch) để tưởng nhớ đến Thiền sư Không Lộ, ngoài phần lễ rước kiệu, cúng Thánh trang nghiêm long trọng, chùa còn tổ chức phần hội với các trò chơi dân gian, diễn xướng….
    d) Giá trị về lịch sử, văn hóa của chùa Keo với:
    – Địa phương: Là biểu tượng, niềm tự hào của tỉnh Thái Bình.
    – Đất nước: Là một trong số danh thắng có kiên trúc độc đáo bậc nhất trong cả nước.
    + Top 10 di tích cổ nhất ở Việt Nam.
    + Năm 1962, chùa Keo được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia.
    + Năm 2012, chùa được Nhà nước xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
    3. Kết bài
    – Khẳng định giá trị, ý nghĩa của chùa Keo.
    – Nêu cảm nghĩ của bản thân về danh thắng đặc biệt này.

    Trả lời
  2. *Dàn ý chùa Hương
    1.Mở bài
    – Giới thiệu khái quát quần thể di tích chùa Hương.
    2.Thân bài
    * Lịch sử hình thành:
    – Xây dựng vào cuối thế kỷ thế kỷ 17
    – Tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, bên cạnh sông Đáy.
    * Kết cấu kiến trúc:
    – Gồm hàng chục ngôi chùa lớn thờ Phật, nhiều ngôi đền thờ thần, thánh cùng các ngôi đình thờ khác.
    – Lối kiến trúc kết hợp giữa phong cảnh thiên nhiên với hệ thống hang động tự nhiên và các kiến trúc chùa chiền cổ xưa, tạo nên một không gian vừa mang vẻ đẹp trữ tình thơ mộng vừa mang vẻ thoát tục, thiêng liêng chốn cửa Phật.
    – Các kiến trúc chính:
    + Chùa Ngoài, tên khác là chùa Trò hay chùa Thiên Trù, bên trong ngôi chùa này có tháp chuông.
    + Trung tâm của khu di tích chính là chùa Hương, hay còn gọi là chùa Trong, chùa Hương tích, đây không phải là ngôi chùa nhân tạo mà nó thực tế là một hang động lớn.
    + Suối Giai Oan, chùa Cửa Võng, am Phật Tích, động Tuyết Quynh hay chùa Tuyết Quynh.
    * Lễ hội chùa Hương:
    – Là một trong những lễ hội lớn nhất ở miền Bắc nước ta, bắt đầu từ ngày 6/2 âm lịch hằng năm, kết thúc vào khoảng hạ tuần tháng âm lịch, trong đó chính thức diễn ra trong khoảng 4 ngày từ ngày 15 đến 18 tháng 2 âm lịch.
    – Gồm phần lễ đơn giản, đậm chất Thiền và phần hội với các hoạt động chèo thuyền vãn cảnh, hát văn, hát chèo,…
    * Chùa Hương trong văn học:
    – Di tích chùa Hương và lễ hội chùa Hương đã ăn sâu vào tiềm thức và văn hóa tín ngưỡng tôn sùng đạo phật, đạo giáo và cả nho học của người dân Việt Nam.
    – Với vẻ đẹp hiếm có bởi sự kết hợp tinh tế giữa cảnh thiên nhiên và các công trình kiến trúc nhân tạo đã đưa nơi đây trở thành nguồn cảm hứng bất tận của các văn nhân, thi sĩ xưa và nay.
    3. Kết bài
    – Nêu cảm nghĩ cá nhân về quần thể di tích chùa Hương.
    #chumanhanh

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới