Mình cần gấp ạ!! Viết 1 bài văn NLVH về bài Tức cảnh Pác bó Không thì viết dàn ý thôi cũng được ạ (Không chép mạng)

Mình cần gấp ạ!!
Viết 1 bài văn NLVH về bài Tức cảnh Pác bó
Không thì viết dàn ý thôi cũng được ạ
(Không chép mạng)

1 bình luận về “Mình cần gấp ạ!! Viết 1 bài văn NLVH về bài Tức cảnh Pác bó Không thì viết dàn ý thôi cũng được ạ (Không chép mạng)”

  1. Chào em, em tham khảo gợi ý:
    1. Mở bài
    – Giới thiệu tác giả, tác phẩm
    2. Thân bài
    a.
    Vị khách lâm tuyền ở Pác Bó
    – Hai câu thơ đầu thể hiện một lượng thông tin đầy đủ về cuộc sống của Bác ở Pác Bó, một cuộc sống gian khổ và thiếu thốn: ở trong hang, làm việc bên bờ suối, ăn cháo bẹ, rau măng. Câu thơ ngắt nhịp 4/3, từ ngữ cân đối: sáng – tối, ra – vào diễn tả một nếp sống như thành thói quen trong hoàn cảnh đặc biệt. Nhưng hai câu ấy không chỉ trữ lượng thông tin mà thấp thoáng ta nhận ra cảm xúc của nhân vật trữ tình. Từ giọng điệu phơi phới thoải mái, từ nhịp điệu nhịp nhàng sóng đôi, hai câu như toát lên phong thái ung dung, thoải mái, tâm hồn thanh thản và một tinh thần lạc quan với một nụ cười hồn nhiên vượt lên gian khổ, khó khăn. Có cảm giác như Bác bằng lòng, thích thú với cuộc sống ấy. Bởi vì Người được sống giữa thiên nhiên, giữa rừng núi Pác Bó có suối có hang, với cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Với Bác, cuộc sống nơi đây nào phải nghèo khổ, thiếu thốn mà là giàu có, dư thừa, bởi Bác tìm được sự thoải mái, tự nhiên, tìm được niềm vui rất đỗi chân thành và giản dị. Cảm xúc ấy thể hiện cốt cách, thái độ sống cao đẹp, thanh cao của Người, rất gần với những ẩn sĩ, khách lâm tuyền xưa vui giữa thiên nhiên, bạn cùng hoa, cỏ, gió, trăng để giữ tâm hồn trong sạch như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến.
    b.
    Cốt cách chiến sĩ trong vị khách lâm tuyền
    – Người xưa tìm đến thú lâm tuyền như một cách lựa chọn lối sống thanh cao giữ mình trong sạch giữa cuộc đời lấm bụi, còn Hồ Chí Minh dẫu hòa nhịp với cuộc sống nơi rừng núi, dẫu vui vẻ nơi “núi non xanh biếc” nhưng vẫn thấy nguyên vẹn một cốt cách chiến sĩ trong vị khách lâm tuyền ấy. 
    Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
    Cuộc đời cách mạng thật là sang.
    Đang nói chuyện “cháo bẹ, rau măng” thì lại nói chuyện “dịch sử Đảng”, chuyện cách mạng. Tưởng không có gì là liền mạch, ấy vậy mà thực chất câu thơ lại được chuyển rất tự nhiên. Bởi câu thơ thứ hai có ba chữ “vẫn sẵn sàng” dù được hiểu là cháo bẹ rau măng vẫn có sẵn hay chỉ có cháo bẹ rau măng thì tinh thần vẫn sẵn sàng đều toát lên sự thoải mái, ung dung, tinh thần lạc quan, ẩn dấu một nụ cười mãn nguyện. Tinh thần ấy là tinh thần của người chiến sĩ. Điều đó giải thích vì sao câu thơ thứ 3 từ hình ảnh, ý, âm điệu đối chọi nhau mà vẫn thật hợp lí, Hình ảnh bàn đá chông chênh đời thường, giản dị đặt cạnh một công việc có ý nghĩa cao cả: “dịch sử Đảng” (Bác Hồ đang dịch lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ, đồng thời chính là đang xoay chuyển lịch sử Việt Nam nơi đầu nguồn). Âm điệu ở nhóm từ “bàn đá chông chênh” gợi một tư thế không vững vàng, còn nhóm từ “dịch sử Đảng” với nhiều thanh trắc, mạnh, khỏe như một sự chắc chắn, vững vàng. Nghệ thuật đối thể hiện bản lĩnh người chiến sĩ Hồ Chí Minh bởi “chỉ có tấm lòng vững như bàn thạch của người cách mạng đã nhìn ra bàn đá” (Chế Lan Viên) và phải có một tinh thần lạc quan, phong thái ung dung mới có thể làm cách mạng trong hoàn cảnh khó khăn như thế! Câu thơ thứ ba tưởng như thuật việc rất đơn giản ấy lại khắc họa được hình tượng người chiến sĩ cách mạng với một tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi, lồng lộng giữa núi rừng Pác Bó.
    – Câu kết bài thơ rất thẳng thắn, nhẹ nhàng mà dí dỏm, sâu sắc. Nhẹ nhàng, thẳng thắn bởi Bác đã nói ra trực tiếp ý của mình: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Dí dỏm bởi sau chữ “sang” ẩn dấu một nụ cười, sâu sắc bởi lời bộc bạch chân thành ấy giúp chúng ta hiểu được một tấm lòng, một nhân cách lớn. Với Bác, cuộc đời làm cách mạng đầy gian khổ hi sinh mà lại thấy “thật là sang” bởi trong hành trình làm cách mạng, thật tình cờ Bác được sống giữa thiên nhiên mà Bác hằng yêu quý, bởi sau hơn 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, Bác đã trở về hoạt động cách mạng ngay tại quê hương và bởi mục đích, ý nghĩa của việc làm cách mạng là hết sức cao đẹp: để cứu nước, cứu dân. Trong bất kì hoàn cảnh nào, ta cũng thấy được ở Bác nguyên vẹn một cốt cách người chiến sĩ cách mạng. Cả cuộc đời Bác là “cuộc đời cách mạng với “ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành””. Cuộc đời như vậy, quả là đẹp, “thật là sang”!
    3. Kết bài: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới