“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi họ

“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hồng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
a) Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?Nêu những đặc điểm cơ bản của thể loại đó?

2 bình luận về ““Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi họ”

  1. $Wally$
    Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?
    $-$ Thể loại: Tấu
    $→$ Trích trong văn bản “Bàn luận về phép học”
    Nêu những đặc điểm cơ bản của thể loại đó?
    $-$ Tấu là thể loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị
    $-$ Tấu thường được viết theo văn xuôi, vần hay biền ngẫu
    $⇒$ Ở đây “Bàn luận về phép học” được Nguyễn Thiếp gửi lên Vua nhằm nêu lên quan niệm tiến bộ về sự học của mình

    Trả lời
  2. (?) Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? Nêu những đặc điểm cơ bản của thể loại đó?
    – Đoạn trích trên được viết theo thể loại: Tấu. (được trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8/1791). 
    – Đặc điểm cơ bản của thể loại tấu: 
    + Là một loại văn thư của bề tôi hay của các thần dân gửi lên vua chúa để trình bày ý kiến của mình hay sự việc, đề nghị nào đó.
    + Thể loại tấu khác với tấu trọng nghệ thuật hiện đại là một loại hình kể chuyện, biểu diễn trước công chúng, thường mang yếu tố hài hước. 
    + Tấu có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu. 
    -> Bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung nhằm mục đích trình bày quan điểm và ý kiến của mình về phép học chân chính. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới