Người thất bại thường viện cớ rằng: Tôi rất bận; còn người thành công thì nói: Tôi sẽ tranh thủ sắp xếp thời gian Người thất

Người thất bại thường viện cớ rằng: Tôi rất bận; còn người thành công thì nói: Tôi sẽ tranh thủ sắp xếp thời gian
Người thất bại cố gắng tìm ra những lí do để né tránh vấn đề; còn người thành công lại tìm mọi cách để thực hiện ý tưởng của mình.
Người thất bại mất thời gian đi tìm nguyên nhân để đổ lỗi cho sự yếu kém của họ; còn người thành công luôn tìm cách thay đổi bản thân mình để ngày càng hoàn thiện hơn.
Người thất bại chỉ biết phàn nàn, than phiền về những điều không như họ mong muốn; còn người thành công chủ động đi tìm giải pháp cho những vấn đề ngăn cản họ đạt được kết quả tốt đẹp
() Mỗi ngày trôi qua, cuộc sống mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội, và chính bạn là người quyết định bản thân mình sẽ là người thành công hay thất bại.
2. Xác định một trợ từ có trong đoạn trích, cho biết tác dụng.
3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng liên tiếp các câu văn có cấu trúc đối sánh người thất bại…còn người thành công trong đoạn trích trên.

2 bình luận về “Người thất bại thường viện cớ rằng: Tôi rất bận; còn người thành công thì nói: Tôi sẽ tranh thủ sắp xếp thời gian Người thất”

  1. $2.$ Trợ từ: chính
    $\rightarrow$ Biểu thị thái độ đánh giá tầm quan trọng của việc quyết định cho bản thân
    $3.$ Câu trúc đối “Người thất bại” >< “Người thành công” được sử dụng liên tiếp từ đầu đến cuối đoạn trích cho thấy sự đối lập giữa cách suy nghĩ, thái độ và cách hành động của hai loại người này. Người thất bại luôn lùi bước với hiện thực, nhìn thấy khó khăn, còn người thành công luôn tiến lên tìm ra giải pháp trong thử thách. Cách đối lập này đã cho người đọc một suy nghĩ, một chân lý muôn đời của kẻ thành công: chỉ có tiếp tục đi lên, tiếp tục cố gắng mới gặt hái được quả ngọt. Thủ pháp điệp cấu trúc này không khiến người đọc cảm thấy nhàm chán mà ngược lại còn có thể thấm nhuần được dụng ý của tác giả.
    $@HannLyy$

    Trả lời
  2. 2. Trợ từ “chính” trong câu “Mỗi ngày trôi qua, cuộc sống mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội, và chính bạn là người quyết định bản thân mình sẽ là người thành công hay thất bại.”
    Tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định chủ thể là bản thân mỗi người. 
    3. 
    Việc sử dụng liên tiếp câu văn có cấu trúc đối sánh như vậy có tác dụng:
    + Tạo nhịp điệu cho câu, làm câu văn, đoạn văn hay hơn, sinh động hơn. 
    + Tạo nên tương quan đối lập giữa hai đối tượng là người thất bại, người thành công để người đọc có thể hiểu và nhận thức rõ ràng hơn về từng đối tượng.
    + Từ đó, tác giả muốn bản thân mỗi người sẽ tự đặt ra được tương quan so sánh nhằm xác định đâu là hình ảnh bản thân hướng đến nhằm hoàn thiện mình tốt hơn mỗi ngày. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới