Nhiều người còn chưa hiểu rõ thế nào là học đi đôi với hành và vì sao ta rất cần phải theo điều học mà làm như lời La Sơn Phu

Nhiều người còn chưa hiểu rõ thế nào là học đi đôi với hành và vì sao ta rất cần phải theo điều học mà làm như lời La Sơn Phu Tử trong bài Bàn luận về phép học. Hãy viết một bài văn nghị luận để giải đáp ứng thắc mắc nêu trên. Giúp mình với nhanh nha(ko chép mạng)

2 bình luận về “Nhiều người còn chưa hiểu rõ thế nào là học đi đôi với hành và vì sao ta rất cần phải theo điều học mà làm như lời La Sơn Phu”

  1. Một trong những yếu tố quan trọng đi kèm với việc học là thực hành hay còn là “Học đi đôi với hành”. Nguyên lý ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Ngay cả trong bài tấu “Bàn luận về phép học” gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải “theo điều học mà làm”. Chúng ta có thể rất giỏi lí thuyết, thế nhưng kiến thức lí thuyết sâu rộng cũng sẽ trở nên vô ích khi ta không thực hành ở 1 xã hội công nghệ như ngày nay. Tuy vậy nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lý ấy, chân lý ấy.
    Vậy thế nào là “’học đi đôi với hành”? Thế nào là “theo điều học mà làm”?
    “Học” là, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp, …. Là sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội, là nền tảng cho việc áp dụng thực tế hiệu quả.
    “Hành” là đem những cái đã học vận dụng vào thực tế để kiểm tra độ đúng – sai, sau đó làm cho nó thêm sinh động. Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
    “Theo điều học mà làm” quá trình ghi nhớ và vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống để có lĩnh hội và tiếp thu kiến thức đã học. Nói cách khác cần trải nghiệm nó ở thực tế, áp dụng lý thuyết để hiểu được tính đúng đắn của thực tế.
    2 phương châm “Theo điều học mà làm” “Học đi đôi với hành” nó cũng tương đương nhau bởi nội dung/ ý nghĩa của nó giống nhau.
    Vậy chúng ta đã có thể trả lời cho câu hỏi “Tại sao học phải đi đôi với hành”.
    Đó là, học mà không có thực hành sẽ gây nhàm chán, khó hiểu cho người học, học mà chẳng để làm gì thì sẽ tốn công vô ích. Ví dụ bây giờ có rất nhiều anh chị sau khi rời khỏi giảng đường đại học, bước vào trường đời phải tự kiếm tìm cho mình những công việc nhưng vẫn luôn loay hoay, không biết bắt đầu từ đâu. Vì học không được tiếp xúc nhiều với thực tế, thiếu kinh nghiệm, thiếu kĩ năng sống… và lại bắt đầu học lại từ đầu, bỏ phí những kiến thức đã học vì không biết áp dụng thế nào.
    Còn thực hành mà không có học sẽ không có kết quả cao, dễ thất bại. Ví dụ như 1 người thợ làm bánh, nếu anh ta chỉ là người tay ngang không biết công thức, nguyên liệu làm, cách làm như thế nào thì rất khó để lần đầu tiên làm đã thành công ngay, mà phải sau rất nhiều lần thất bại, bỏ phí nguyên liệu mới cho ra một chiếc bánh hoàn hảo. Thế nên nếu kết hợp cả 2 sẽ có kết qủa cao hơn. Cho nên học và hành luôn có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là hai mặt của một quá trình thống nhất, không thể tách rời. Khi chuỗi mắt xích dẫn tới thành công thiếu một trong hai thì không thể nào tới đích.
    Đối với mỗi học sinh chúng ta cần phải có thái độ tự học, học ở trường, học trong cuộc sống và thực hành chúng 1 cách thôm minh. 1 vấn đề không kém quan trọng nữa là tư tưởng sai lầm học để có công danh sự nghiệp, có bằng cấp, địa vị xã hội, lối học hình thức, … thay vào đó hãy học suốt đời, khoa học càng tiến bộ thì học không bao giờ dừng lại tại chỗ, (học cho đến khi mình muốn dừng lại)
    Học và hành là hai vấn đề rất được quan tâm trong cuộc sống. Nó cần phải được củng cố và bổ trợ nhau. Mỗi con người trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải ghi nhớ hai vấn đề này để giúp bản thân trở nên hoàn thiện hơn. Cho đến hiện tại “Học đi đôi với hành” đã trở thành một nguyên lý, phương châm giáo dục đồng thời là phương pháp học tập trong xã hội hiện đại ngày nay.
    ___________________________________
    GOOD LUCK

    Trả lời
  2. Bàn luận về phép học, ông cha ta đã luôn căn dặn con cháu rằng: “Học đi đôi với hành”. 
    Trước hết, thế nào là “học” và “hành”? Nếu học là quá trình tích lũy tri thức, kĩ năng của nhân loại. Qúa trình ấy diễn ra rất dài, gian nan và vất vả đòi hỏi mỗi người học phải chăm chỉ rèn luyện. Thì hành là thực hành, là vận dụng những điều mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. 
    Thực tế cho thấy, có rất nhiều bạn học sinh đã và đang học tập theo phương châm “Học đi đôi với hành”. Tiêu biểu như bạn Nguyễn Thuận Hưng, hiểu rõ được tầm quan trọng của việc học, bạn luôn chăm chỉ, cần cù tích lũy kiến thức. Bên cạnh đó, bạn còn áp dụng nó vào thực tiễn cuộc sống để rút ra bài học kinh nghiệm quý giá cho bản thân. Nhờ đó mà bạn đã giành được tấm Huy chương Vàng quốc tế môn Toán học.
    Thật vậy, học phải đi đôi với hành. Học tập và thực hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, gắn kết với nhau và không thể tách rời. Chúng ta sẽ không có bài học quý giá hay có những kinh nghiệm thực tiễn nếu không áp dụng vào những điều đã học. Ngược lại, ta sẽ không thể thực hành, không thể làm việc nếu không có những kiến thức nền tảng. Bên cạnh đó, học tập còn giúp tâm hồn bạn rộng mở. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn có những động lực vô giá để tiến lên phía trước. Nhờ đó, chúng ta mới có thể kiên định, vững vàng thực hành, vận dụng những điều đã học tốt hơn. 
    Là học sinh, em luôn rèn luyện cho mình một tinh thần tự học cao độ, học kết hợp với hành. Bởi em nhận thức được tầm quan trọng của việc học và hiểu rằng “Học tập không là con đường duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất đi đến thành công”. Chưa dừng lại ở đó, em còn tuyên truyền, phát huy ý thức học tập tốt này ở mỗi bạn học sinh. 
    Qua đây, mỗi chúng ta hãy không ngừng rèn luyện, học tập, sáng tạo và kết hợp nó với thực hành. Có như vậy, bạn mới đạt được nhiều thành tích vẻ vang, góp phần nâng cao vị thế của nước nhà trên trường quốc tế.
    chúc bn lm btốt

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới