Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc, Nam cũng khác. Từ Triệu

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có

câu luận điểm sau : Chân lý về độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đã được khẳng định qua đoạn văn trên. Hãy viết một đoạn văn nghị luận, phương pháp tổng phân hợp, độ dài 10 câu, triển khai câu luận điểm trên, trong đoạn văn đó có một câu ghép, một câu phủ định (gạch chân, chú thích)

1 bình luận về “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc, Nam cũng khác. Từ Triệu”

  1.  Qua đoạn trích trên đã cho ta hiểu sau sâu sắc hơn một ”chân lý về đọc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”. Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.  Nền độc lập tự chủ của đất nước không chỉ được tạo nên từ những nét riêng biệt trong quần chúng nhân dân và lãnh thổ đất nước mà còn được đánh dấu bằng sự độc lập về bộ máy chính quyền – triều đại trị vì và những cá nhân kiệt xuất. Bên cạnh những ông vua hiền và các triều đại phong kiến tiêu biểu, nước ta cũng có những anh tài hào kiệt. Tài năng của con người của dân tộc Việt Nam ta được khẳng định, dân tộc ta trải qua dù có bao nhiêu thời đại thì nhân tài vẫn không thiếu. qua đoạn trích ta mới nhận ra rằng ” chân lý về độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” hoàn toàn đúng đắn.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới