Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm ; Mực đọng trong nghiên sầu Chỉ ra biện phá

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm ;
Mực đọng trong nghiên sầu
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng và phân tích tác dụng trình bày đoạn văn

1 bình luận về “Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm ; Mực đọng trong nghiên sầu Chỉ ra biện phá”

  1. ” Nhưng mỗi năm mỗi vắng
    Người thuê viết nay đâu ?
    Giấy đỏ buồn không thắm
    Mực đọng trong nghiên sầu…”
    – Mỗi năm mỗi vắng là nhịp thời gian khắc khoải đau lòng, đánh dấu lớp suy tàn quanh việc mua bán của ông đồ. Câu hỏi tu từ “Người thuê viết nay đâu?” vang lên với bao đau đớn. Thực tại thú chơi chữ đã không còn được ưa chuộng, người chơi chữ, mua chữ cũng ít dần đi theo năm tháng. Cùng với cái hiện thực phũ phàng ấy, là nỗi buồn tác giả. Nó đã nhuốm sang cả cảnh vật, sang cả những gì vô tri vô giác. Biện pháp nhân hoá được sử dụng rất đắt đã khiến những vật dụng vô tri như mang nặng một linh hồn, như càng thêm ám ảnh trong tâm trí người đọc. Hình ảnh giấy đỏ, mực nghiên được nhân hoá có cảm xúc như con người, bị lãng quên, giấy đỏ cũng nhạt màu đi, mực đọng lại nơi nghiên hay đọng lại trong nỗi buồn, “nghiên sầu” nghe thật bi ai. Cách nhân hoá gợi cảm, phối thanh tài tình, khiến hai câu thơ như tiếng nấc thầm của nhà thơ, được thăng hoa từ lòng thương người và tình hoài cổ. Có thể coi đây là hai câu tả cảnh ngụ tình tuyệt bút của Vũ Đình Liên.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới