Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu. Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đư

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn trích?
Câu 3: Hãychỉ ra các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng?
Câu 4: Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong khổ thơ như thế nào?
Câu 5: Cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong hai khổ thơ bằng đoạn văn diễn dịch có sử dụng một thán từ( gạch chân)?

2 bình luận về “Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu. Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đư”

  1. Câu 1:
    – Đoạn thơ trên trích trong bt “ÔNG ĐỒ“.
    – Tác giả VŨ ĐÌNH LIÊN
    – Hoàn cảnh sáng tác: Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.
    Câu 2: 
    – Nội dung chính: Nỗi niềm chua xót, đau đớn, ngậm ngùi, luyến tiếc của tác giả về hình ảnh những ông đồ bị thất thế hay đó chính là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông được lưu truyền qua hàng ngàn năm dần bị mai một.
    – Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: biểu cảm kết hợp miêu tả và tự sự.
    Câu 3: 
    – Phép tu từ trong đoạn thơ trên: Nhân hóa
    – Phân tích tác dụng của phép tu từ: 
    “Giấy đỏ buồn không thắm
     Mực đọng trong nghiên sầu”
    Ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật NHÂN HÓA “buồn, đọng” thể hiện nổi buồn thê lương của ông chút lưu luyến , thương tiết cuối cùng của lòng người cũng không có , khiến cảnh tựng nơi ông đồ ngồi viết trở nên thê lương , ẩm đạm vô cùng . những người đồng điệu yêu thích thư pháp này còn đâu để bút nguyên mực tươi rói , thơm phức mùa xuân nào , nay chỉ còn phủ lên lớp bụi thời gian – nổi buồn nhân thế.
    CHỈ LÀM ĐƯỢC ĐẾN ĐÂY THÔI BẠN THÔNG CẢM!
    * XIN: vote + cảm ơn.

    Trả lời
  2. Câu 1.Đoạn trích trên trích từ văn bản “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên
    Câu 2.
    -Nội dung đoạn trích là diễn tả nỗi cô đơn của ông đồ trước thực tại vắng khách và nhấn mạnh nỗi buồn , sự cô đơn ,lạnh lẽo đáng thương ,nỗi sầu tủi ,tuyệt vọng
    -Phương thức biểu đạt của đoạn trích là biểu cảm
    Câu 3. -Yếu tố nghệ thuật là:
    +kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ
    +Ngôn ngữ trong sáng,bình dị đồng thời cô đọng ,có sức gợi lớn trong lòng người
    +Sử dụng biện pháp nhân hóa
    +Hình ảnh giản dị nhưng hàm súc,không mới mẻ nhưng gợi cảm
    -Tác dụng : có sức truyền cảm lớn cho nội dung,cảm xúc của bài thơ có sức sống bền bỉ lâu dài trong lòng người đọc,người nghe
    Câu 4: -Lúc ban đầu ông là trung tâm của sự chú ý thế nhưngđã dần bị lãng quên ,xuất hiện với tâm trạngxót xa,buồn đau trước sự vô tình,thờ ơ của mọi người
    Câu 5: XIN HOK LÀM NHA TẠI DÀI QUÁ CÓ J BẠN TRA GG SAU NHA XL

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới