Nói về bài thơ quê hương, có nhận định cho rằng: “Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ r

Nói về bài thơ quê hương, có nhận định cho rằng: “Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động của làng chài”. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Y/c: Viết thành dàn ý chi tiết cho 1 bài văn (hoặc ai viết bài văn luôn thì bảo mình để nâng điểm nhé), câu trl chất lượng, ko copy mạng

1 bình luận về “Nói về bài thơ quê hương, có nhận định cho rằng: “Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ r”

  1. Tế Hanh không chỉ là một nhà thơ mà ông còn là một người con của quê hương mình, là một người có tình cảm đậm đà trong trái tim mình. Khi xa quê, ông đã nhớ nhung về nơi thơ ấu đó của mình. Và với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê Hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động của làng chài. Đúng như thế, với những câu thơ:
    Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
    Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
    Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
    Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
    Câu thơ đầu tiên đó như một lời giới thiệu về quê hương tác giả, tiếp đó là 2 câu thơ miêu tả sơ lược mặt đất và trời. Sự miêu tả ấy vừa tươi sáng vừa tạo lên màu sắc sinh động. Và câu thơ cuối chính là nói về người dân nơi đây, “dân trai tráng” nghe mới thật thơ ca và “bơi thuyền đi đánh cá” là hoạt động của họ. Với từ “bơi”, ở đây chúng ta có một câu hỏi rằng: “Bơi thuyền nghĩa là gì, tại sao có thuyền rồi lại còn phải bơi?”. À thật ra đây là cách miêu tả riêng của Tế Hanh, chính điều đó đã làm thơ của Tế Hanh trở nên riêng biệt, nổi bật không nhầm lẫn được với ai cả. “Bơi thuyền” ở đây là đi thuyền nhưng chẳng lẽ lại miêu tả ” đi thuyền đi đánh cá”, bởi thế tác giả mới sử dụng từ “bơi” – từ quen thuộc với “biển”. Đây là sự miêu tả rất tinh tế và tài tình của Tế Hanh. Kế tiếp là: 
    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
    Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
    Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng
    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
    Liệu đây thực sự tác giả chỉ là đang miêu tả hoạt động của chiếc thuyền, chiếc buồm thôi?. Theo em, đó kỳ thực cũng là đang ám chỉ đến người dân – những con người làng chài. Và nếu như “hăng như con tuấn mã” là sự mạnh mẽ của người dân làng chài, thì ” phăng mái chèo vượt trường giang” chính là hoạt động chân thực của họ mỗi ngày, họ kiên trì họ dũng mãnh, họ không ăn dày làm mỏng, họ chăm chỉ, họ siêng năng cần cù. Chỉ từ đó, ta thấy được tính cách của họ thông qua việc miêu tả chiếc thuyền. Tương tự, “chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng ” chắn chắc là nói đến tâm hồn con người ở đây, tâm hồn “to” rất “lớn”. Đó là một tâm hồn, một trái tim không sợ bất kỳ một điều gì cả, đó là một trái tim rộng lượng, thật thà chất phác. ” rướn thân trắng bao la thâu góp gió” lại là sự miêu tả của hành động người làng chài, “rướn” tức cố gắng vươn tấm thân – tài năng của mình ra mà thâu lợi ích của biển mang lại. Phải chăng, sự miêu tả này của ông quá sâu sắc, ít ai mà biết được. 
    Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
    Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
    Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
    Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
    Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
    Khắp thân người nồng thở vị xa xăm
    Chiếc thuyền im bến mõi trở về nằm
    Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
     Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
    Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi
    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
    Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
    Và còn lại của bài thơ đều là sử dụng cách miêu tả để ẩn dụ nói đến người dân. Đó là ý của nhận định: “nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động của làng chài”. Không thể nào chối cãi, “Quê hương” là tác phẩm chỉ đến con người là chủ yếu. Đồng thời  với đó, là tâm tư của tác giả được hàn gắn vào  câu cuối của bài thơ. Kỳ thực, đó là một cách để bày tỏ lòng yêu thương quê hương của mình thông qua tiếng nói văn thơ. Từ đó, ta cũng có thể hiểu được phần nào tấm lòng, tâm tình của Tế Hanh dành cho quê hương, đạc biệt là với con người làng chài. Tất cả cảnh sinh hoạt của người làng chài cũng đơn giản, bình thường như con người bình thường mà thôi. Nhưng đối với người đã “yêu”, mọi thứ lập tức hóa ” thương”. Khép lại bài văn trên, ta kết luận rằng Tế Hanh chính là một người “họa sĩ” tài tình, vẽ ra bức tranh sin hoạt, lao động, tính cách người dân làng chài thông qua sự miêu tả thâm sâu.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới