Bài học rút ra từ ba văn bản Đi Đường, Ngắm Trăng, Tức Cảnh Pác Bó

Bài học rút ra từ ba văn bản Đi Đường, Ngắm Trăng, Tức Cảnh Pác Bó

2 bình luận về “Bài học rút ra từ ba văn bản Đi Đường, Ngắm Trăng, Tức Cảnh Pác Bó”

  1. – Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác
    – Tình yêu sâu sắc và vô cùng mãnh liệt đối với thiên nhiên 
    – Tình yêu thiên nhiên được thể hiện rất rõ trong từng câu thơ

    Trả lời
  2. Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ. Dù trong hoàn cảnh “cháo bẹ rau măng” hay “bàn đá chông chênh”, thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: “Cuộc đời Cách Mạng thật là sang”. – Không chỉ có bài thơ Tẩu Lộ (Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này. Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân. Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: “Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”
     
    => Thể hiện tinh thần bất khuất, can đảm, không ngại những khó khăn,vất vả,một phong thái ung dung,lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh. 
     
    Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên. Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó. Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân- nguyệt,nguyệt- nhân. (“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song thích khán thi gia”). Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ. Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết. Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới