Đề 1:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ngọc không mài, không thành đổ vật; người không học không biết rõ đ

Đề 1:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Ngọc không mài, không thành đổ vật; người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt tớ, từ khi lập quốc đến giờ, nên chỉnh học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học ” hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mắt, nhà tan đều do những điều tệ hại hat a y. “

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản? Tác giả là ai?

Câu 2. Xác định thể loại văn bản.

Câu 3. Câu “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. ” thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn trên.

Câu 4. Trong đoạn văn trên, tác giả có bàn đến mục đích chân chính của việc học.

Em hiểu mục đích đó là gì?

Câu 5: Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của tự học.

1 bình luận về “Đề 1:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ngọc không mài, không thành đổ vật; người không học không biết rõ đ”

  1. TRẢ LỜI 😀
    Câu 1:
    -Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Bàn luận về phép học “.
     – Tác giả :” Nguyễn Thiếp “
    Câu 2 :
    -Thể loại :”Tấu ” : ” Tấu ” là một loại văn thư của bề tôi , thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến , đề nghị . Tấu có thể viết bằng văn xuôi , văn vầ hoặc văn biền ngẫu .
    Câu 3: 
    Kiểu câu : Phủ định 
    Biện pháp tu từ : So sánh .
    tác dụng của biện pháp tu từ : Giúp cho chúng ta hiểu được rằng việc học rất quan trọng ,nhận định đúng đắn . Qua đó ,cũng cho ta thấy : nếu chúng ta không chịu khó học hành thì cũng chẳng khác gì viên ngọc không mài dũa cả , dù viên ngọc có quý đến đâu mà không được mài dũa thì nó cũng chỉ là viên ngọc tầm thường , rẻ mạt , không có giá trị cao cũng giống như con người chúng ta vậy. nếu như chúng ta cố gắng , chịu khó mãi dũa bản thân thì ắt hẳn chúng ta  sẽ là một con người có giá trị , có ích cho xã hội .
    Câu 4
    – Mục đích chân chính của việc học : Học để biết rõ đạo , là người có tri thức , giá trị , học để góp phần xây dựng tlai đất nước sau này …
    Câu 5:
    Trong nhà trường , ngoài việc tiếp thu kiến thức do thầy cô cung cấp ra thì học sinh cũng cần phải có biện pháp mới có thể giỏi được . Và một trong những biện pháp hiệu quả nhất đó chính là tự học . Vậy tự học là gì ? tự học là từ giác học tập , tự nguyện học , không cần ai nhắc nhở , tự khám phá để hiểu…Việc tự học là rất cần thiết , nhất là đối với học sinh chúng ta ,để tự học thì cách  phổ biến nhất của hs clà soạn bài , làm bài , học bài , xem trước bài mới,.. Như vậy sẽ giúp cho chúng ta  khi học bài mới ở trên lớp sẽ dễ hiểu hơn , sẽ dễ dàng trả lời được các câu hỏi của thầy cô , đồng thời tạo ra sự hứng thú trong việc học . Đó  còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng táo , biết sắp xếp công việc có khoa học . Nếu như hs có biện pháp tự học thì sẽ làm chủ được chính bản thaan mình . Tóm lại, tự học có rất nhiều lợi ích nhưng cũng rất khó khăn vậy nên mỗi chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì phải biết tự học , nghiêm khắc đối với việc học của chính mình , để sau này có thể đứng trên vinh quang của sự thành công , ngẩng đầu tự hào và sẽ có thể thấy được cuộc sống này ý nghĩa biết chừng nào !

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới