Đề 1 Cho đoạn thơ sau: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Đề 1

Cho đoạn thơ sau:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự

(Ngữ văn 8- tập 2, trang 3)

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.

Câu 2: Đại từ: ta trong ngữ liệu để chỉ nhân vật nào?

Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ

đó.

Câu 4: Câu:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

thuộc kiểu câu nào theo mục đích nói và có chức năng gì?

Câu 5: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 6 : Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên trong đó có sử dụng 1 câu nghi vấn (gạch chân và chú thích)

2 bình luận về “Đề 1 Cho đoạn thơ sau: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.”

  1. 1.
    – Văn bản : Nhớ rừng
    – Do Thế Lữ sáng tác
    – HCST : Viết năm 1934, in trong tập Mấy vần thơ ( 1935 )
    2.
    – Đại từ “Ta” chỉ con hổ
    3.
    – Bptt tiêu biểu : Nhân hoá
    -> Dựng lên hình ảnh con hổ có tiếng nói, cảm xúc, trạng thái như con người. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm lời thơ giàu giá trị biểu đạt.
    4.
    – Kiểu câu : trần thuật
    – Chức năng : Kể lại thực trạng, tâm trạng của hổ trong cảnh bị giam cầm
    5.
    – Nội dung : Miêu tả cảnh xung quanh cũi sắt, nỗi căm hờn của con hổ khi bị nhốt và xung quanh những con vật mà hổ xem là tầm thường
    6.
    – Lười làm :))

    Trả lời
  2. a. Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935.
    b. Nội dung: tâm trạng của hổ khi bị giam cầm nơi vườn bách thú.
    c. Biện pháp nhân hóa: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Bộc lộ niềm phẫn uất trong hổ cũng là trong tác giả, trong mỗi người dân VIệt Nam mất nước thuở ấy.
    d. Thái độ của hổ cho thấy sự chán chường của nó trong thực tại. Vì nó ý thức đươc nỗi đau và chua xót cho thân phận mình. Nhưng đó không phải là thái độ chấp nhận mà chỉ là thái độ phản kháng đau đớn trong tâm hồn. 
    Câu 2:
    Tình người trong đại dịch Corona rất đáng trân, đáng quý. Corona tưởng chừng nhỏ bé nhưng đã và đang làm đảo lộn cuộc sống của tất cả chúng ta. Con người đều trở thành nạn nhân của đại dịch. Nỗi đau mà con virut nhỏ bé này gây ra cho cuộc sống của ta là vô cùng, vô tận. Vậy nhưng, chính trong đại dịch với vô vàn nỗi đau ấy, ta cũng bắt gặp những điều thật đẹp, thật đáng quý, đáng trân. Những ATM gạo, ATM khẩu trang đã cứu hàng trăm, hàng nghìn người trong đại dịch. Tình người ở khắp nơi và đem yêu thương đong đầy. Đáng trân trọng vô cùng sự cho đi của cộng đồng. Những tinh nhắn ủng hộ phòng chống COvid dù nhỏ bé, ít ỏi nhưng đều đã thắp sáng bao niềm hi vọng cho con người. TÌnh người, tinh thần đùm bọc, sự đoàn kết yêu thương đã làm cuộc đời này đẹp và ý nghĩa vô cùng, vô tận. Nó là sức mạnh cho con người vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn. Covid khắc nghiệt, vi rút lây lan nhưng con người với tình yêu thương, với sự ấm áp của mình sẽ giúp đỡ và động viên nhau qua khó khăn hoạn nạn. Rồi tình người sẽ làm đại dịch được đẩy lui và cuộc sống này vui vẻ, hạnh phúc như nó vốn 
    like cho mik và cho mik…… sao với ạ

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới