Đề bài:Suy nghĩ về câu tục ngữ “học đi đôi với hành” ( viết bài văn dài tối thiểu 1 trang rưỡi) Mọi người giúp mik

Đề bài:Suy nghĩ về câu tục ngữ “học đi đôi với hành” ( viết bài văn dài tối thiểu 1 trang rưỡi)

Mọi người giúp mik nhanh nha tú mik phải nộp r

LƯU Ý :KO CHÉP MẠNG

1 bình luận về “Đề bài:Suy nghĩ về câu tục ngữ “học đi đôi với hành” ( viết bài văn dài tối thiểu 1 trang rưỡi) Mọi người giúp mik”

  1. Cái này dựa vào tài liệu của cô mik cho bạn tham khảo ạ
       Học tập là một việc lớn của đời người nhưng để đật được những kết quả cao không phải ai cũng biết cách. Có ý kiến cho rằng việc học tốt được thể hiện qua câu:” học đi đôi với hành”. Mối quan hệ giữa học và hành chặt chẽ như thế nào trước hết chúng ta phải hiểu ”học” là gì:
       ”Học” là quá trình lĩnh hội tri thức của nhân loại, thông qua những bài giảng của thầy cô, đôi khi là của gia đình, bạn bè, xã hội. ”Học” giúp chúng ta lĩnh ngộ được những kiến thức, mở rọng tầm hiểu biết, hoàn thiện bản thân và nhân cách. Đó chính là ”học”. Vậy còn ”hành” thì sao? Nó có mối liên quan nào đến ”học”. ”Hành” chính là thực hành, là quá trình vận dụng những kiến thức đã học để tạo ra những thành quả có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhờ có” hành” mà những kiến thức ở trong sách vở mới đem ra áp dụng trong thực tiễn để tạo ra những thành quả hữu ích cho con người.
       ”Hoc” và ”hành” là hai vấn đề riêng biệt, tuy nhiên chúng lại có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau như hai mặt của vấn đề. ”Học” mà không đi đôi với ”hành” thì cũng chỉ là kiến thức chết, kiến thức suông. Học như vậy chỉ tốn thời gian, tiền bạc và công sức của mình bỏ ra. Lối học này rất phổ biến ở học sinh, sinh viên Việt Nam. Ví dụ một bạn học Tiếng Anh điểm tổng kết trên 8 phẩy mà khi đứng trước người bản xứ lại rụt rè, ấp úng khi giao tiếp với họ, hay trong những cuộc thi quốc tế, học sinh Việt Nam làm lý thuyết được huy chương vàng nhưng khi sang thực hành họ lại lúng túng mà trong lúc đó, bạn bè đã làm xong sản phẩm. Vậy đấy, chính là việc học nặng về lý thuyết nhưng coi nhẹ việc thực hành.
        Còn đối vs ”hành” mà không có ”học” sẽ như thế nào? Nó sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc mà chưa chắc đạt đến thành công. ”Hành” mà không có ”học” giống như ta mò mẫm, tìm lói trong con đường mờ mịt, tối tăm. Bởi việc học là những kiến thức đã được nhân loại tích lũy ngàn đời, rút ra những kinh nghiệm từ nhiều lần thất bại thì mới thành công, thành công này đã được đưa vào sách vở. Đó chính là kiến thức nền tảng để chúng ta có thể vận dụng theo. Nền y học có được những bước tiến lớn là nhờ những người trong đội ngũ y tế biết vận dụng vào những gì đã học.
         Là hs còn đang ngồi trên ghế nhà trường, lấy việc học là trọng tâm thì việc xác định phương pháp học tập là điều đúng đắn. Vậy chúng ta phải vừa học lý thuyết vừa thực hành làm bài tập qua các môm sinh-địa,…hay áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sông hằng ngày. Những buổi dã ngoại ngoài trời sẽ giúp chúng ta không bị bỡ ngỡ, thiếu tự tin. Mỗi chúng ta phải có ý thức được việc học đi đôi với hành rất quan trọng. Vì vậy phải vận dụng mọi lúc, mọi nơi để thực hành.
         Tóm lại, suy nghĩ trên hoàn toàn đúng, ”học” và ”hành là một phương pháp học tập đúng đắn, câu tục ngữ trên giống như một kim chỉ nam cho các thế hệ sau noi theo.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới