Đọc câu chuyện Hai bàn tay và thực hiện các yêu cầu sau: Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, man

Đọc câu chuyện Hai bàn tay và thực hiện các yêu cầu sau:

Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, mang tên Nguyễn Tất Thành. Lúc đó, anh Thành có một người bạn thân tên là Lê. Một lần cùng nhau đi chơi phố, đột nhiên Thành nhìn thẳng vào mắt bạn hỏi:

– Anh Lê, anh có yêu nước không?

Câu hỏi đột ngột khiến anh bạn ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời:

– Tất nhiên là có chứ.

– Anh có thể giữ bí mật không?

– Có.

– Tôi muốn sang nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm như khi đau ốm. Anh muốn đi với tôi không?

– Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy tiền đâu mà đi?

– Đây tiền đây, – Anh Thành vừa nói, vừa xòe rộng hai bàn tay chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế anh cùng đi với tôi chứ?

Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của bạn, anh Lê đồng ý, nhưng sau khi nghĩ lại về cuộc phiêu lưu trên, Lê không đủ can đảm để giữ lời hứa.

Vài ngày sau, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước

(Theo Bác Hồ kính yêu, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1980)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích?

Câu 2.  Qua câu chuyện, em thấy được những phẩm chất đáng quý nào của Bác Hồ?

Câu 3. Xác định một câu nghi vấn được sử dụng trong văn bản trên và chỉ rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn đó. Cho biết câu nghi vấn đó được dùng để làm gì?

2 bình luận về “Đọc câu chuyện Hai bàn tay và thực hiện các yêu cầu sau: Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, man”

  1. Câu 1:
    *** Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự.
    Giải thích: đang kể lại sự việc trước khi Nguyễn Tất Thành ra đi cứu nước.
    Câu 2:
    Em thấy được những phẩm chất đáng quý:
    *** Yêu nước
    Giải thích: trong đoạn trích, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã kể cho bạn mình về ý định ra đi cứu nước -> yêu nước.
    *** Tự lập
    Giải thích: thông qua việc xòe đôi tay không, và nói tiền đây, thể hiện tính tự lập của Bác, Bác sẽ làm mọi thứ để sống và để đi -> tự lập, không trông chờ ai.
    Câu 3:
    * Xác định một câu nghi vấn:
    “Anh muốn đi với tôi không?”
    * Chỉ ra đặc điểm hình thức:
    – Có từ nghi vấn: không.
    – Kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?)
    -> Câu nghi vấn.
    * Chức năng: đề nghị.
    $\text{#hb}$

    Trả lời
  2. 1. Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Tự sự
    2.Từ câu chuyện “Hai bàn tay”, chúng ta có thể thấy được những phẩm chất đáng quý của Bác Hồ bao gồm tinh thần yêu nước, sự quyết tâm, gan dạ và sự tự lập.
    3.Trong văn bản trên, câu nghi vấn được sử dụng là “Anh Lê, anh có yêu nước không?” Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn này là có từ “không” đi kèm với động từ, và câu hỏi được đặt ra để hỏi về ý kiến hoặc suy nghĩ của người nghe.
    @hmy

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới