Dựa vào những hiểu biết của về văn bản Nước Đại Việt ta và hiểu biết về xã hội. Hãy viết đoạn văn từ 7-9 câu nêu suy nghĩ

Dựa vào những hiểu biết của về văn bản Nước Đại Việt ta và hiểu biết về xã hội. Hãy viết đoạn văn từ 7-9 câu nêu suy nghĩ của em về truyền thống giữ gìn nền độc lập của dân tộc ta từ xưa đến nay. Trong đoạn có sử dụng 1 câu phủ định.

Làm ơn hãy giúp tui :'(((

2 bình luận về “Dựa vào những hiểu biết của về văn bản Nước Đại Việt ta và hiểu biết về xã hội. Hãy viết đoạn văn từ 7-9 câu nêu suy nghĩ”

  1. Trước kia, khi giặc ngoại xâm lấn, yêu nước là đứng lên đấu tranh để bảo vệ lãnh thổ nước nhà. Ngày nay, bờ cõi yên bình, lòng yêu nước được thể hiện trên nhiều phương diện. Với em, em thể hiện tình yêu đất nước của mình bằng cách yêu quê hương, yêu những người làng xóm, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh. Em yêu cả cánh đồng lúa quê hương, yêu đồng cỏ xanh biếc, yêu gốc đa già, yêu cả những chú chim non. Em còn thể hiện tình yêu đất nước của mình bằng lối sống sẻ chia, thương người như thể thương thân, biết xót thương người khốn khó, giúp đỡ các bạn còn nghèo khó, vất vả. Em hiểu được rằng yêu đất nước là góp sức mình dựng xây đời, vì vậy, ngày ngày em luôn nỗ lực học tập để mở rộng, trau dồi kiến thức. Sau này khi trưởng thành, sẽ góp sức mình xây dựng quê hương, nước nhà giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Hy vọng rằng, ai trong chúng ta cũng phải phát huy lòng yêu nước để tạo nên một dân tộc Việt Nam đoàn kết, vững mạnh và trường tồn với thời gian.

    Trả lời
  2. Bài Làm . Mình
    Nền độc lập tự chủ của đất nước không chỉ được tạo nên từ những nét riêng biệt trong quần chúng nhân dân và lãnh thổ đất nước mà còn được đánh dấu bằng sự độc lập về bộ máy chính quyền – triều đại trị vì và những cá nhân kiệt xuất:
    “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
    Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
    Song hào kiệt đời nào cũng có”.
    Hai câu văn điểm tên các triều đại hai đất nước đối nhau rất chỉnh, điều đó khẳng định vị thế ngang hàng nhau của các bậc vương tử hai nhà nước. Chữ “đế” trong câu thứ hai “mỗi bên xưng đế một phương” được dùng rất “đắc địa”. Xưa nay, vua chúa Trung Hoa tự coi mình là “thiên tử” (con trời), họ tự xưng “đế” và gọi vua các nước khác là “vương”. Trong bài cáo này, Nguyễn Trãi đầy tự hào khi khẳng định các nhà vua của ta cũng là “đế” sánh ngang hàng với vua chúa Trung Hoa: “mỗi bên xưng đế một phương”, vậy nên không hề có quan hệ nước lớn – nước nhỏ như các triều đại phong kiến phương Bắc từng quan niệm. Không chỉ vậy, khi nêu tên các triều đại hai đất nước, Nguyễn Trãi đã đặt nước ta lên trước. Chỉ một chi tiết nhỏ thôi song hàm ý ẩn chứa trong đó rất sâu sắc: nó khẳng định lòng tự tôn dân tộc của tác giả nói riêng và mỗi người Việt Nam nói chung.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới