Em hãy viết một đoạn văn nghị luận(khoảng 10-12 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự cống hiến trong đó có sử dụng t

Em hãy viết một đoạn văn nghị luận(khoảng 10-12 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự cống hiến trong đó có sử dụng thành phần cảm thán.

Giúp mình với.

2 bình luận về “Em hãy viết một đoạn văn nghị luận(khoảng 10-12 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự cống hiến trong đó có sử dụng t”

  1. Trong lời bài hát: “Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ Vũ Hoàng có câu: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc.” Câu hát đã trở thành kim chỉ nam soi chiếu vào lẽ sống cống hiến của mỗi người để họ hiểu được sự cần thiết phải tôn trọng những cống hiến thầm lặng trong cuộc sống. Ta ngả mũ ngợi ca, trân trọng biết bao những con người ngày đêm hiến dâng thầm lặng cho đời. Đó là những người sống cho đi mà chẳng cần nhận lại, sống quên đi hết thảy sự tầm thường ích kỷ của bản thân để lặng lẽ kiến tạo nên những giá trị tốt đẹp cho đời. Khi một người âm thầm đóng góp sức lực trí tuệ của mình cũng là lúc họ đang nâng giá trị bản thân mình lên và chạm đến những trái ngọt thi vị của cuộc sống. Sống cống hiến thầm lặng là con đường vinh quang để ta “sống cho ra sống” và sống toàn tâm toàn hồn để đánh thức “gã khổng lồ” đang ngủ say trong mỗi chúng ta. Trên hành trình hướng đến chân- thiện- mĩ, sống hiến dâng lặng lẽ như ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho ta đến với một cuộc sống tốt đẹp, văn minh mà ở đó có biết bao con người “lặng lẽ dâng cho đời”. Dường như, một đất nước có thể sánh vai với các cường quốc năm châu, rạng danh trên các đầu trường quốc tế đều xuất phát từ sự cống hiến thầm lặng của những con người vô danh cần mẫn kết tinh ra những cái hay cái đẹp cho đời. Sống âm thầm cho đi như một “tinh chất sống” được ấp ủ từ ngàn đời mà chỉ có ở những con người có bộ óc vĩ đại và một trái tim ấm nóng. Nó mang đến cho con người sự thanh thản bình yên trong tâm hồn và tìm được niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống. Ta từng bắt gặp một anh thanh niên một, cô kỹ sư một người họa sĩ già…- những con người vô danh không ai nhớ mặt đặt tên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Trong cái im lặng của Sa Pa, chỉ nghe thấy tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi nhưng có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước. Đó quả là tấm gương để ta soi mình và rung lên những nhận thức đúng đắn về giá trị của lối sống cống hiến trong lặng lẽ. Lẽ sống ấy giúp ta hóa thành những bông hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời và bỏ lại bóng tối ở phía sau lưng. Nhưng ở đâu đó trong cuộc đời vẫn có những con người sống vì cái tôi cá nhân mà quên đi trách nhiệm của mình trong công cuộc cải tạo xã hội, đất nước. Là tuổi trẻ tràn đầy nhiệt huyết, sức sống tôi nhận ra sống cống hiến thầm lặng là lẽ sống cao quý mà trên hành trình chạm đến sự hoàn thiện của bản thân tôi cần phải trang bị cho mình. Mỗi chúng ta hãy sống để cho đi để hiến dâng lặng lẽ cho đời bởi như Tố Hữu từng khẳng định: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Như vậy, sống và cống hiến là điều tuyệt vời biết bao!

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới