Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiề

Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)

a Nêu nội dung của đoạn trích trên?

b Xác định kiểu câu và hành động nói của câu sau đây

Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?

c Đoạn trích trên nói về lòng khiêm tốn. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với em?(trình bày ngắn gọn trong khoảng 3-4 câu)

1 bình luận về “Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiề”

  1. a. Vai trò của sự khiêm tốn
    b. Câu: nghi vấn
    – Hành động: hỏi
    c. Lòng khiêm tốn là đức tính quan tọng, cần có của mỗi người. Lòng khiêm tốn giúp ta được mọi người quý mến. Không chỉ vậy ta còn được mọi người giúp đỡ, chỉ bảo để tốt hơn.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới