Trong tâm thư gửi phụ huynh nhân dịp năm học mới, PGS Văn Như Cương- hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội có đề nghị như sau: ( 1) Xin các vị đừng quả nuông chiều đến mức thỏa mãn mọi đòi hỏi của con cái. Hãy nhớ rằng con cái chúng ta luôn luôn “được voi, đòi tiên”, bởi vậy chúng ta cần cân nhắc trước yêu sách của con cái. Có thể các vị không thiếu tiền, nhưng ở đây là vấn đề giáo dục, nên có thể thừa tiền vẫn không cho. Trẻ em càng được nhận nhiều thì sự biết ơn càng giảm sút, mà đỏ là điều tối kỵ, Trước hết, chúng phải biết ơn cha mẹ mình, biết rằng trong điều kiện kinh tế khó khăn cha mẹ đã vất vả như thế nào để nuôi con ăn học. Sự biết ơn đó chính là một động lực để thúc đẩy các con ra sức học hành. Đối với con cái, nếu “yêu cho roi cho vọt” là quan điểm sai lầm thì “yêu cho ngọt cho bùi” cũng sai lầm không kém. (2) Xin các vị đừng thương các con đến mức không để chúng đụng tay đụng chân làm bất kì việc gì, mà dành toàn bộ thời gian cho chúng “dùi mài kinh sứ”. Con muốn giúp mẹ làm bếp thì “thôi con đi học bài đi, mẹ làm tí xong ngay”, ăn cơm xong thì “con nghỉ một lúc rồi học bài nhé, để mẹ rửa bát cho”. Thế là có những đứa trẻ không bao giờ biết làm việc, kể cả những việc đơn giản như: quét dọn nhà cửa, lau rửa bát đĩa, ấm chén, tuổi cây nhổ cỏ, vun luống tỉa hoa .
Lớn lên chắc chắn chúng sẽ thành những kẻ lười biếng, xem thường lao động, coi khinh những người lao động. Là một thầy giáo lâu năm, tôi tin rút ra một nhận định: Không có lao động thì không có sáng tạo. Một người lười lao động thì chắc chắn không làm việc gì thành công []
(Trích Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh trường Lương Thế Vinh, PGS.Văn Như Cương)
1 .Trình bày nội dung chính của đoạn văn bằng một câu hoàn chỉnh .
2 . Tìm các câu ghép và phân tích cấu trúc câu ghép vừa tìm được .
1 bình luận về “Trong tâm thư gửi phụ huynh nhân dịp năm học mới, PGS Văn Như Cương- hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội”